3- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân Xây dựng và
4.1.1.2. Cách thức phát triển văn hóa doanh nhân
a) Cách thức thực hiện bởi chính bản thân mỗi doanh nhân
Theo học các chương trình đào tạo chun mơn, đào tạo nghề doanh nhân. Những chương trình đào tạo sẽ giúp doanh nhân tiếp cận những kiến thức, xu hướng kinh doanh, quản trị kinh doanh mới. Có cơ hội gặp gỡ, trao đổi với cộng đồng doanh nhân trong và ngoài nước qua các khóa đào tạo.
Tự thiết lập và thực hiện nghiêm túc các tiêu chuẩn, các chuẩn mực gắn với văn hóa doanh nhân dựa trên những kiến thức, kinh nghiệm học hỏi từ người khác và từ chính sự trải nghiệm của bản thân. Những tiêu chuẩn, chuẩn mực được hình thành mang tính định hướng cho doanh nhân thực hiện, đồng thời thể hiện tính khoa học trong cơng việc, những tiêu chuẩn này sẽ là một trong những yếu tố thể hiện đặc trưng phong cách doanh nhân, thể hiện nhân hiệu của bản thân mỗi doanh nhân.
Thường xuyên trải nghiệm và đúc kết các giá trị văn hóa doanh nhân. Một doanh nhân thành đạt luôn thể hiện cái Tầm trong tư duy và hành động. Những trải nghiệm giúp cho doanh nhân có thêm bản lĩnh và kinh nghiệm làm việc với người khác. Những đúc kết được ghi nhận trong cuộc sống và công việc sẽ làm dày thêm vốn hiểu biết của doanh nhân và khả năng phản ứng nhanh với những thay đổi.
b) Cách thức thực hiện bởi tổ chức kinh doanh
Tạo lập quỹ đào tạo chuyên môn, đào tạo kỹ năng cho các doanh nhân. Quỹ này được trích lập từ lợi nhuận kinh doanh hoặc có thể được coi như một phần cần thiết của chi phí đầu tư. Những khóa đào tạo ngắn hạn, dài hạn trong và ngoài nước được chi trả cho các nhà quản trị trong tổ chức từ quỹ này chính là biện pháp quan trọng góp phần xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân cho đội ngũ các nhà quản trị của tổ chức.
Quy định trách nhiệm của mỗi doanh nhân trong việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân gắn với văn hóa tổ chức. Đặc biệt là văn hóa doanh nhân cần được các nhà quản trị các cấp thực hành, “làm gương” cho nhà quản trị cấp dưới và nhân viên của mình
Tạo mơi trường hoạt động tốt cho doanh nhân có cơ hội phát triển văn hóa doanh nhân. Mơi trường tổ chức tốt, năng động sẽ kích thích doanh nhân hồn thiện và phát triển văn hóa doanh nhân. Văn hóa doanh nhân cần được tổ chức phát triển ở từng nhà quản trị, từng nhân viên tham gia công việc kinh doanh của tổ chức. Văn hóa tổ chức và văn hóa doanh nhân ln có mối quan hệ biện chứng.
Hộp 4.3. Phát triển văn hóa doanh nhân trong cơng ty
“Tơi muốn bàn đến ở đây là vai trị của người đứng đầu, tức ngài Chủ tịch HĐQT và ngài Tổng giám đốc (mà ta hay gọi là CEO). Có đáng bàn khơng? Xin thưa, rất rất đáng bàn. Rất khó có chuyện ơng bố và bà mẹ thức khuya mà có con cái đi ngủ sớm. Rất khơng dễ khi cha mẹ sống bng thả, vơ kỷ luật mà có được những đứa con nền nếp. Tơi đã nói cả ngàn lần rồi “learning by doing, teaching by being”, tức là cách học tốt nhất là hành, là làm (chứ không phải ôm mớ lý thuyết hay thao thao giảng cho người khác) và cách dạy người khác tuyệt nhất là làm gương. Bạn đừng nghĩ, bạn nói là nhân viên nghe. Bạn đừng nghĩ bạn cứ ra lệnh là nhân viên làm toàn tâm toàn ý. Bạn rất ấu trĩ nếu bạn là 1 CEO mà có suy nghĩ như vậy. Phải làm gương bạn ạ.
Ở Công ty sách Thái Hà chúng tơi, nếu có lỗi, lãnh đạo phải chịu trách nhiệm. Nếu nhận quà, lãnh đạo là người nhận cuối cùng, hết thì thơi. Ở cơng ty chúng tơi, lãnh đạo mọi cấp bắt buộc phải gương mẫu, càng lãnh đạo cấp cao càng phải gương mẫu. Nếu không gương mẫu, tự xin nghỉ việc (nếu không muốn bị mời lên cho nghỉ việc). Nếu không gương mẫu được, tự xin rút lui xuống làm nhân viên (chứ chưa chắc đã nên xuống làm lãnh đạo thấp hơn 1 cấp) đã là thói quen từ ngày thành lập đến nay nên thành văn hóa của Thái Hà Books.”
TS. Nguyễn Mạnh Hùng
Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thái Hà Books
(Nguồn: http://kienthuc.net.vn/doanh-nhan/trai-long-cua-ceo-thai-ha-books-ve-van-hoa- doanh-nhan-236669.html)
c) Cách thức thực hiện bởi Nhà nước
Bên cạnh cách thức phát triển văn hóa doanh nhân bởi chính bản thân họ và tổ chức, phát triển văn hóa doanh nhân cũng có thể được phát triển thông qua sự tác động của Nhà nước qua những nội dung sau đây:
Xây dựng và phát triển các chương trình đào tạo về hành vi văn hóa nói chung cho mọi đối tượng, văn hóa doanh nhân chuyên sâu cho những người tham gia công việc kinh doanh. Một quốc gia mà người dân được tiếp cận về văn hóa, văn hóa doanh nhân từ sớm trong hệ thống giáo dục,
hoạt động xã hội sẽ góp phần hình thành và phát triển các giá trị văn hóa doanh nhân.
Tuyên truyền ý thức thực hành các hành vi văn hóa, văn hóa doanh nhân trong xã hội. Sự cổ vũ hay phê phán của xã hội tạo nên những động lực và sức ép cho những người làm kinh doanh, các nhà quản lý xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân. Đồng thời tạo nên những cộng đồng, những nét đặc trưng trong xã hội về thực hành văn hóa doanh nhân.
Xây dựng và phát triển những chuẩn mực về ứng xử văn hóa trong cộng đồng xã hội và cộng đồng kinh doanh. Những chuẩn mực, hệ giá trị tạo nên văn hóa như tấm gương để mọi người thực hiện và đánh giá, đó cũng là những định hướng về hành vi trong người dân, trong giới kinh doanh, là cơ sở phát triển văn hóa doanh nhân.
Tạo ra những sự thay đổi tích cực về tư duy của cộng đồng đối với doanh nhân và văn hóa doanh nhân trong tồn xã hội. Những doanh nhân được nhìn nhận đúng về vai trị đóng góp của họ cho sự phát triển của xã hội, sự tích cực trong đánh giá của cộng đồng về doanh nhân và văn hóa doanh nhân tạo nên sự động viên, khích lệ để doanh nhân hồn thiện mình và tạo dựng các giá trị văn hóa doanh nhân.