Tinh thần yêu nước:

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 157 - 158)

Nói đến doanh nhân là nói đến khát vọng làm giàu, nhưng trước khi là doanh nhân thì họ phải là một công dân yêu nước. Khát vọng làm giàu phải xuất phát từ tình yêu gia đình, tình yêu quê hương đất nước, mong muốn làm ra của cải vật chất giúp gia đình thốt khỏi đói nghèo, làm rạng danh cho dịng tộc, tri ân với quê hương đất nước và khát vọng khẳng định tinh thần tự cường của dân tộc. Một doanh nhân yêu nước luôn biết dung hịa giữa lợi ích cá nhân với lợi ích của cộng đồng, xã hội. Họ tạo ra của cải bằng chính sức lực và trí tuệ thực sự để làm nên những giá trị hữu ích mà khơng thơn tính, phá vỡ hay triệt tiêu lợi ích chung của xã hội. Chính vì vậy họ là những doanh nhân luôn tôn trọng pháp luật, cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ lợi ích chính đáng của khách hàng, đối tác, xã hội; quan tâm chăm lo đời sống của người lao động, tích cực tham gia các hoạt động xã hội từ thiện. Hơn ai hết họ là người thấu hiểu giá trị đích thực của lao động mà nỗ lực một cách tự trọng để khẳng định bản thân ở cái Tầm, Trí, Tâm, Tình để cuối cùng có được chữ “Tiền”.

- Tri thức kinh doanh:

Doanh nhân văn hóa phải là người làm giàu bằng tri thức, bằng trí tuệ thực sự của mình. Họ ln xác lập rõ mục tiêu, tầm nhìn, sứ mệnh của doanh nghiệp và hoạch định các chiến lược phát triển một cách bài bản chính xác, sử dụng các nguồn lực một cách hiệu quả thực hiện các mục tiêu để dẫn dắt doanh nghiệp đi đến thành công. Họ ln khiến cho tồn thể CBCNV của mình nhận thấy rằng con đường doanh nghiệp họ đang đi sẽ dẫn đến một tương lai đầy tươi sáng. Ở đó tất cả những nỗ lực lao động và sự sáng tạo sẽ có được thành quả xứng đáng được công ty đãi ngộ và trân trọng, được xã hội ghi nhận và tôn vinh. Họ biết cách tạo ra một môi trường lành mạnh với những nguyên tắc ứng xử đầy tính khoa học và nhân văn để khích lệ tinh thần hăng say lao động trên nền tảng giá trị và niềm tin mãnh liệt của người lao động đối với Công ty.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 157 - 158)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)