Q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 159 - 161)

- Khả năng hội nhập:

4.2.3. Q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa

Q trình tồn cầu hóa tạo ra sự hội nhập kinh tế của quốc gia này sang quốc gia khác, khu vực kinh tế này sang khu vực kinh tế khác và mở rộng phạm vi ra toàn thế giới. Các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội

được mở rộng theo hướng gia tăng phạm vi hoạt động, gia tăng lợi ích cho các bên liên quan đồng thời cũng kéo theo những tác động tiêu cực, tuy nhiên xu thế tồn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế đang ngày càng phát triển ở hầu khắp các quốc gia trên thế giới.

Trong q trình tồn cầu hóa, sự giao lưu văn hóa là vấn đề tất yếu, những thói quen mua sắm, tiêu dùng thay đổi từ những ảnh hưởng của giao lưu văn hóa, hoạt động kinh doanh mở rộng phạm vi đa quốc gia đòi hỏi các doanh nhân phải hoàn thiện năng lực, phong cách kinh doanh, quản lý. Trong xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh sẽ chịu ảnh hưởng bởi những yếu tố của tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa. Các giá trị văn hóa có những thay đổi mới thích ứng với địi hỏi của tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa. Các yếu tố nước ngồi như đối tác nước ngoài, khách hàng nước ngồi, nhân viên nước ngồi, mơi trường kinh doanh, sự cạnh tranh ngày càng trở nên đa dạng phức tạp hơn sẽ tạo ra những cơ hội và thách thức trong xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh. Sự tồn tại và phát triển bền vững của văn hóa kinh doanh chịu ảnh hưởng khơng nhỏ của q trình tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa địi hỏi các chủ thể kinh doanh, Nhà nước phải nỗ lực nhiều hơn, đầu tư chuyên nghiệp hơn cho việc xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.

Hộp 4.9. Tác động của tồn cầu hóa và giao lưu văn hóa

Tồn cầu hóa kinh tế là trình độ phát triển cao của quốc tế hóa đời sống kinh tế. Ban đầu là quốc tế hóa về thương phẩm và dịch vụ, mở rộng mậu dịch quốc tế, hình thành thị trường tồn thế giới thống nhất. Tiếp theo là quốc tế hóa về tư bản; việc xuất, nhập khẩu tư bản tăng lên, trước hết từ chính quốc sang thuộc địa, rồi dần dần di chuyển trên phạm vi toàn cầu. Sau cùng là quốc tế hóa về sản xuất; cách mạng khoa học - công nghệ cùng với sự bành trướng của các công ty xuyên quốc gia đã tái hiện hình thức phân công kiểu công trường thủ công trên phạm vi toàn cầu, khiến cho các nền kinh tế dân tộc tuỳ thuộc vào nhau và hình thành tồn cầu hóa kinh tế. Tồn cầu hóa kinh tế phát triển tác động đến các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Tồn cầu hóa là động lực chính tạo ra của cải và việc làm cho người dân. Tuy nhiên, ở nhiều quốc gia, vẫn có những quan ngại trước tồn cầu hóa với lý do tồn cầu hóa làm thay đổi cơng việc, cơng nghệ và cách thức mà họ đã quen làm trong kinh doanh.

Nguồn: http://www.reds.vn/index.php/tri-thuc/kinh-te-hoc; http://dangcongsan.vn/cpv

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 159 - 161)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)