Nội dung phát triển văn hóa doanh nhân

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 115 - 119)

3- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân Xây dựng và

4.1.1.1. Nội dung phát triển văn hóa doanh nhân

a) Phát triển Năng lực của doanh nhân

Năng lực của doanh nhân được hình thành từ trình độ chun mơn, trình độ quản lý kinh doanh, năng lực lãnh đạo, các kỹ năng làm việc.

Trình độ chun mơn của một doanh nhân khơng chỉ nhìn phiến diện một chiều dựa trên bằng cấp mà họ có được mà cần được đánh giá dựa trên kết quả công việc kinh doanh mà họ triển khai thực hiện, dựa trên sự am hiểu của doanh nhân về lĩnh vực kinh doanh và khả năng truyền đạt kiến thức của doanh nhân cho các cộng sự cùng tham gia hoạt động kinh doanh.

Trình độ quản lý kinh doanh của doanh nhân thể hiện ở khả năng hoạch định, tổ chức, lãnh đạo, kiểm soát cơng việc trong đó năng lực lãnh đạo được nhấn mạnh như là một khả năng định hướng, điều khiển, thúc đẩy người khác xác định đúng đắn được động cơ làm việc để tâm huyết với cơng việc đồng thời nhanh chóng ngăn chặn và loại bỏ những biểu hiện vi phạm, làm ảnh hưởng không tốt đến hiệu quả công việc.

Các kỹ năng làm việc của doanh nhân được hiểu là khả năng vận dụng và sử dụng kiến thức chuyên môn, ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kiến thức xã hội vào trong công việc. Một doanh nhân nhanh nhạy trong việc phán đốn tình thế để đưa ra các quyết định kinh doanh đúng đắn, một doanh nhân sử dụng linh hoạt vốn ngoại ngữ và kiến thức về công nghệ thông tin trong giao tiếp, đàm phán với các đối tác nước ngoài trong khi vẫn có thể nhờ sự trợ giúp của các nhân viên trợ lý và các cơng cụ làm việc như máy vi tính, máy ghi âm, máy phiên dịch sẽ tạo dựng được hình ảnh đẹp trong con mắt của đối tác và các cộng sự.

Phát triển năng lực của doanh nhân cần được hiểu một cách toàn diện về sự cần thiết của việc đồng thời sở hữu kiến thức chun mơn, trình độ quản lý, năng lực lãnh đạo và các kỹ năng thực hiện của doanh nhân. Năng lực của doanh nhân biểu hiện ở cả năng lực làm việc trí óc, tinh thần và cả thể chất.

b) Phát triển Tố chất của doanh nhân

Tố chất của doanh nhân là một giá trị mang tính vơ hình nhiều hơn, tiềm ẩn như là một nội năng của mỗi doanh nhân. Người sở hữu tố chất doanh nhân là người sinh ra để làm doanh nhân. Tuy nhiên tố chất doanh nhân khơng phải tự nhiên mà có, nó được trau dồi, tích lũy và phát triển trong quá trình học hỏi, trải nghiệm qua thực tế hoạt động kinh doanh của doanh nhân.

Tố chất của doanh nhân biểu hiện qua tầm nhìn chiến lược, nhận biết nhanh chóng cơ hội và thách thức của môi trường kinh doanh, ra quyết định đúng đắn mang lại lợi ích cho mình, cho tổ chức kinh doanh mà mình điều hành.

Tố chất doanh nhân cịn biểu hiện ở việc dám chấp nhận rủi ro, dám chịu trách nhiệm, khả năng xử lý rủi ro và vươn lên sau những thất bại của hoạt động kinh doanh.

Tố chất doanh nhân còn được xây dựng và phát triển ở khả năng thu phục người khác, nhìn nhận được khả năng làm việc của người khác và sử dụng một cách linh hoạt, hiệu quả phục vụ cho hoạt động kinh doanh chung. Tạo dựng và phát triển sự sáng tạo của từng cá nhân, tập hợp các nhóm làm việc, biết phát huy được lợi thế và loại bỏ những hạn chế của mỗi cá nhân, tổ, nhóm làm việc cũng là những khả năng của những người có tố chất doanh nhân.

Tố chất doanh nhân cịn thể hiện ở sự tự tin, uy tín của doanh nhân, tham vọng lớn, say mê với cơng việc kinh doanh, sự quyết đốn và khả năng dẫn đầu, tạo dựng, phát triển các mối quan hệ trong kinh doanh, trong cuộc sống xã hội.

Phát triển tố chất doanh nhân đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của mỗi doanh nhân và tổ chức kinh doanh, tố chất doanh nhân cần được tôi luyện thông qua những trải nghiệm thực tế kinh doanh, đơi khi địi hỏi phải biết chấp nhận thất bại để có được những kinh nghiệm quý báu cho sự hình thành và phát triển của tố chất doanh nhân.

c) Phát triển Đạo đức của doanh nhân

Nếu năng lực và tố chất của doanh nhân là biểu hiện cái tầm của doanh nhân thì đạo đức của doanh nhân biểu hiện cái tâm của doanh nhân.

Hiểu được để ngăn chặn hành vi sai trái, phát triển hành vi đúng, làm những điều thiện, có ích cho bản thân và cho người khác, khơng làm hại đến lợi ích của người khác ngay cả khi hành vi đó có lợi cho mình là những biểu hiện của đạo đức doanh nhân.

Đạo đức doanh nhân đôi khi là sự tranh đấu trong tư tưởng của doanh nhân để quyết định những hành vi đúng đắn. Thương trường là chiến trường nhưng ở đó địi hỏi sự chiến đấu của doanh nhân ở một tâm

thế trong sạch, cao đẹp, vì vậy, ở chiến trường - thị trường người ta nói đạo đức doanh nhân là những cách hành xử mà theo thế win-win tức là bên nào cũng có lợi ích trong mỗi hoạt động kinh doanh, điều đó mới tạo nên sự phát triển bền vững của doanh nhân.

Đạo đức của doanh nhân còn thể hiện ở tinh thần trách nhiệm của doanh nhân đối với bản thân và gia đình, trách nhiệm đối với người lao động, trách nhiệm đối với cộng đồng và trách nhiệm đối với xã hội.

d) Phát triển Phong cách doanh nhân

Phong cách doanh nhân thể hiện thơng qua hình ảnh của doanh nhân trong cách làm việc, cách giao tiếp ra bên ngồi.

Phong cách doanh nhân khơng chỉ thể hiện ở trang phục bên ngoài, cách đi đứng mà còn thể hiện ở thần thái trên gương mặt, qua giọng nói. Có thể nói, phong cách doanh nhân là tập hợp các yếu tố biểu hiện giao tiếp phi ngôn từ và doanh nhân thể hiện trong công việc kinh doanh với các cộng sự, đối tác, các bên liên quan khác.

Phong cách doanh nhân là kết quả của sự kết hợp, sự thích nghi mang tính cá nhân đặt trong môi trường tổ chức kinh doanh và môi trường xã hội mà doanh nhân hoạt động hàng ngày.

Một số phong cách doanh nhân như: Phong cách doanh nhân sôi nổi, phong cách doanh nhân năng động, phong cách doanh nhân tự tin, phong cách doanh nhân thành đạt... Ngồi ra, phong cách doanh nhân đơi khi được hiểu như phong cách lãnh đạo của doanh nhân, thể hiện qua 3 phong cách phổ biến: phong cách lãnh đạo chuyên quyền, phong cách lãnh đạo dân chủ, phong cách lãnh đạo tự do.

Hộp 4.2. Hành trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nhân

Giản Tư Trung sinh ra ở một huyện nghèo khó của tỉnh Nghệ An. Mảnh đất học nổi tiếng khắp 3 miền này trở thành một vườn ươm thuận lợi cho Trung phát triển. Thời phổ thông, Trung từng nổi đình nổi đám với Giải Nhất học sinh giỏi lý toàn tỉnh. Nhưng phải đến tận khi bước chân vào đại học, ở vị trí Phó Bí thư đồn trường, Trung mới phát huy được năng lực của mình. Tham cơng tiếc việc, Trung ơm đồm cả việc học của mình, việc chung của đoàn thể nhưng vẫn dành thời gian cho niềm đam mê kinh doanh không thể lý giải.

Cái giá của kẻ cầm đèn chạy trước...

Chưa có vốn, Trung lao vào làm búa xua công việc. Từ anh thợ sơn, thợ chụp hình đến anh đi bn phim cuộn...Đến cuối năm thứ 3, tích cóp được một số vốn kha khá, Trung quyết định ra làm ăn lớn bằng việc thành lập cơ sở sản xuất nhựa Chợ Lớn.

Không chỗ dựa, không người đỡ đầu, thiếu kinh nghiệm lại hiếu thắng, cơ sở sản xuất của Trung đứng trên bờ vực phá sản. Anh chấp nhận thất bại đầu đời một cách cay đắng. Nhưng thất bại cũng cho Trung một bài học vỡ lòng trên thương trường và anh hiểu: thế nào là kinh doanh!

Cũng may, cơ sở sản xuất nhựa của Trung rồi cũng được vực dậy. Trung thoát khỏi cái bóng ám ảnh mỗi khi thống nghe thấy từ “nhựa”. Anh giao lại cơ sở cho một người đồng sự và bắt đầu con đường tầm sư học đạo.

Bỏ vị trí giám đốc, Trung xách cặp làm anh nhân viên tại những tập đồn hàng đầu thế giới để tìm hiểu sức mạnh thực sự đằng sau những công ty này là gì. Đặt mục tiêu trong 5 năm, làm việc ở 5 công ty với 5 vị trí cơng việc khác nhau nhưng đến công ty thứ 4, cảm thấy đã làm tạm đủ, Trung bắt tay vào thực hiện tham vọng lớn của mình.

Giấc mơ ngơng của con kiến lửa

Từng thất bại, vấp ngã cay đắng rồi giành lại thành công, Trung chưa từng cạn niềm đam mê được là người tiên phong phát quang bụi rậm, “rắn rết”, mở đường đi mới. Quan niệm “nghĩ như voi, làm như kiến” đã khiến Trung vừa có được tầm nhìn xa trơng rộng về mọi vấn đề, vừa không bao giờ bị bước hụt chân. Kiên trì đi từng bước chậm rãi, tha từng chút “mồi” về “tổ”, con kiến lửa Giản Tư Trung đã dần dần hiện thực hố giấc mơ ngơng xuất khẩu giám đốc bằng sự ra đời của Trường đào tạo doanh nhân PACE.

Những triết lý sống của Giản Tư Trung

* Con người không phải được đánh giá bằng danh vị mà bằng chính những gì mà người đó đã làm được trong cuộc đời

* Đối với tơi, chơi chính là làm những gì mình thích và làm là chơi những gì mà mình khơng thích. Được làm những gì mình thích là sự hưởng thụ. Tơi tận

hưởng điều đó và cảm thấy mình sinh ra là để rong chơi.

* Thước đo sự trưởng thành của một con người là trình độ tư duy nhận thức

thức và sự trải nghiệm chứ không phải tuổi tác.

* Tiền là hệ quả chứ khơng phải mục đích của kinh doanh.

*Đừng cho người con cá, cũng đừng cho họ cần câu. Hãy cho họ động lực muốn được câu cá.

(Nguồn: http://ketnoidoanhnhan.com.vn/chan-dung-doanh-nhan/gian-tu-trung- pace.html)

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 115 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)