Đạo đức là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực xã hội, nhờ nó con người tự giác điều chỉnh hành vi của mình sao cho phù hợp với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội trong quan hệ cá nhân - cá nhân và quan hệ cá nhân - xã hội. Những quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực này được xã hội thừa nhận, qui định hành vi quan hệ của con người đối với nhau và đối với xã hội. Trong mối quan hệ vô cùng phong phú và phức tạp với thế giới xung quanh con người phải luôn luôn giao tiếp. Nếu thái độ, hành vi của họ phù hợp với yêu cầu, lợi ích chung của cộng đồng; phù hợp với hạnh phúc và tiến bộ chung của xã hội thì con người đó được đánh giá là có đạo đức. Ngược lại, hành vi thái độ của họ không phù hợp, gây tổn hại tới lợi ích người khác thì bị xã hội lên án, chê trách và bị coi là thiếu đạo đức. Chuẩn mực đạo đức giúp con người điều chỉnh những mối quan hệ hiện hữu giữa con người với thế giới xung quanh.
Chuẩn mực đạo đức là hệ thống các phương pháp, cách thức thực hiện một việc gì đó theo một quy tắc chính thức được chấp nhận rộng rãi và có tác dụng điều chỉnh hành vi của một cá nhân, nhóm người, một tổ chức, doanh nghiệp hay xã hội. Chuẩn mực đạo đức thường được thể hiện thành những quy tắc hay chuẩn mực hành vi của các thành viên trong một nhóm làm việc, một tổ chức chun mơn hay nghề nghiệp, một doanh nghiệp, hay rộng hơn là một cộng đồng xã hội. Khi đó, chuẩn mực đạo đức chính là tiêu chuẩn hành vi đạo đức của tổ chức, của doanh nghiệp và được coi là cách thức điều hành doanh nghiệp.
Chuẩn mực đạo đức không phải là chuẩn mực bắt buộc về mặt xã hội, nhưng đối với một nhóm người, một tổ chức, một doanh nghiệp thì chuẩn mực đạo đức chứa đựng một chút yếu tố “bắt buộc” đối với các thành viên. Trong doanh nghiệp, chuẩn mực đạo đức được cụ thể hoá theo các cấp độ khác nhau, cho các đối tượng khác nhau thành: (i) tiêu chuẩn đạo đức áp dụng cho doanh nghiệp và những người đại diện cho doanh nghiệp; (ii) quy tắc ứng xử áp dụng đối với cá nhân, thành viên trong doanh nghiệp khi thực hiện công việc, nhiệm vụ chuyên môn thuộc phạm vi chức trách của mình; hay (iii) tiêu chuẩn hành nghề áp dụng cho các thành viên thuộc một ngành nghề, nghề nghiệp chuyên môn cụ thể.
Tiêu chuẩn đạo đức (code of ethics, business ethics) là một hệ thống các chỉ dẫn quy định cách thức hành động đối với một doanh nghiệp và các thành viên của doanh nghiệp khi tiến hành các hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ. Chúng bao gồm những nguyên tắc về hành vi áp dụng trong phạm vi một doanh nghiệp, có tác dụng hướng dẫn hành vi của các thành viên doanh nghiệp khi ra quyết định và hành động.
Quy tắc ứng xử (code of conduct, employee ethics), còn được gọi là chuẩn mực hành vi, là những quy định về trình tự, thủ tục cần được áp dụng trong những tình huống liên quan đến đạo đức, ví dụ như mâu thuẫn lợi ích giữa người mua và người bán, giữa chất lượng sản phẩm với giá cả sản phẩm, hay xung đột giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với doanh nghiệp... cũng như cách thức xác minh khả năng vi
phạm các tiêu chuẩn đạo đức của doanh nghiệp và các biện pháp xử lý cần thiết.
Tiêu chuẩn hành nghề (code of practice, professional ethics) là những quy định, tiêu chuẩn do một tổ chức nghề nghiệp, ngành cơ quan chính phủ hay phi chính phủ ban hành nhằm quản lý một ngành, nghề. Tiêu chuẩn hành nghề có thể được soạn thảo dưới hình thức “Tiêu chuẩn về trách nhiệm nghề nghiệp” để chỉ dẫn về những vấn đề và quyết định phức tạp mà những người trong ngành, nghề, các thành viên của tổ chức nghề nghiệp thường xuyên phải đối đầu, cũng như đưa ra những định nghĩa rõ ràng về những trường hợp hành vi được coi là “có đạo đức”, “phù hợp” hay “đúng đắn”.
Trong tài liệu International Good Practice Guidance: Defining and Developing an Effective Code of Conduct for Organizations, của Hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC - the International Federation of Accountants), xuất bản năm 2007, có định nghĩa: “Tiêu chuẩn hành nghề là những nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực, hay quy tắc hành vi có tác dụng hướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của một tổ chức theo cách: (a) có thể đóng góp phúc lợi cho những người hữu quan chính, và (b) tơn trọng quyền của tất cả cử tri hữu quan đối với các hoạt động của thành viên hiệp hội”. Trong các tổ chức nghề nghiệp, vi phạm tiêu chuẩn hành nghề có thể bị trừng phạt bằng cách loại bỏ tư cách thành viên của người vi phạm.
Chuẩn mực đạo đức được các thành viên doanh nghiệp tôn trọng và cam kết thực hiện. Chúng được sử dụng để làm căn cứ xây dựng các chính sách và các biện pháp thực thi chiến lược của doanh nghiệp, qua đó phản ánh quan điểm, triết lý, phương châm hoạt động của doanh nghiệp. Chuẩn mực đạo đức là yếu tố giá trị vơ hình khơng thể thiếu được trong văn hóa doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp có chuẩn mực đạo đức riêng mà không doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Tuy nhiên, dù ở doanh nghiệp nào, các chuẩn mực đạo đức biểu hiện chung nhất qua các nội dung cơ bản sau đây:
Thứ nhất, tính trung thực: Khơng dùng các thủ đoạn gian dối, xảo trá để kiếm lời; giữ lời hứa, giữ chữ tín trong kinh doanh; nhất quán trong nói và làm; trung thực ngay với bản thân. Trung thực trong chấp hành luật pháp của nhà nước, không làm ăn phi pháp như trốn thuế, lậu thuế, không sản xuất và buôn bán những mặt hàng luật pháp không cho phép, thực hiện những dịch vụ có hại cho thuần phong mỹ tục; thực hiện đầy đủ những cam kết, nghĩa vụ pháp lý đối với người lao động và về môi trường. Trung thực trong giao tiếp với bạn hàng (giao dịch, đàm phán, ký kết) và người tiêu dùng: Không làm hàng giả, khuyến mại giả, quảng cáo sai sự thật, sử dụng trái phép những nhãn hiệu nổi tiếng, vi phạm bản quyền, bán phá giá, cạnh tranh không lành mạnh...
Thứ hai, tôn trọng con người: Đối với những người cộng sự và
dưới quyền: tôn trọng nhu cầu và quyền lợi chính đáng, tơn trọng quyền tự do và các quyền hạn hợp pháp khác, tôn trọng ý tưởng, sáng kiến, tiềm năng phát triển của nhân viên, quan tâm đúng mức đến sức khỏe và hạnh phúc của mọi người... Đối với khách hàng: tơn trọng nhu cầu, sở thích và tâm lý khách hàng; tơn trọng sự lựa chọn của khách hàng: “khách hàng luôn luôn đúng”... Đối với đối thủ cạnh tranh: tôn trọng đối thủ, khơng nói xấu, dèm pha, dở các “chiêu trị” làm hại đối thủ... Đối với nhà cung cấp: tôn trọng nhà cung cấp, thực hiện đúng các hợp đồng đã ký kết, không gây thiệt hại đối với nhà cung cấp... Đối với cổ đông của doanh nghiệp: tơn trọng sự tham gia góp vốn của họ, cung cấp thơng tin đầy đủ, chính xác và kịp thời về tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, lắng nghe ý kiến đóng góp, phản hồi của họ, khơng gây những gì ảnh hưởng đến uy tín của họ...
Thứ ba, hài hòa lợi ích: Gắn lợi ích của doanh nghiệp với lợi ích
của khách hàng và xã hội, coi trọng hiệu quả gắn với trách nhiệm xã hội. Đảm bảo hài hịa lợi ích của doanh nghiệp với bạn hàng, nhà cung cấp, đối thủ cạnh tranh và các cơ quan hữu quan. Kết hợp hài hịa lợi ích cá nhân của các thành viên với lợi ích chung của doanh nghiệp trên nguyên tắc: thơng qua mục đích chung của doanh nghiệp, các thành viên thực hiện mục đích cá nhân hợp pháp và chính đáng của mình. Với tư cách là
một yếu tố không thể tách rời của hệ thống kinh tế - xã hội, doanh nghiệp ln phải tìm cách hài hồ lợi ích của các bên liên đới và đòi hỏi, mong muốn của xã hội. Vấn đề không phải chỉ ở việc xác định các giá trị, lợi ích cần được tơn trọng, mà cịn phải cân đối, hài hoà và chấp nhận hy sinh một phần lợi ích riêng hoặc lợi nhuận. Chính vì vậy, doanh nghiệp cần có những quy tắc riêng, phương pháp riêng, đó chính là chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp.
Chuẩn mực đạo đức điều chỉnh hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp theo một cam kết chung, thống nhất. Chúng có tác động to lớn đến hành vi của mỗi người và hoạt động của doanh nghiệp, thể hiện ở các nội dung sau:
Một là, tăng cường sự chia sẻ và tận tâm của nhân viên.
Thực tế đã chứng minh rằng: con người sẵn sàng chia sẻ và phục tùng những ai đem lại cho họ quyền lợi, thỏa mãn những nhu cầu cá nhân chính đáng của họ. Doanh nghiệp đảm bảo lợi ích cho họ, tơn trọng họ thì khơng lý gì họ khơng tận tâm, tận lực với doanh nghiệp. Hơn nữa, bất cứ ai cũng muốn làm việc tại doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh minh bạch, trong sáng, hướng tới cộng đồng, hướng tới lợi ích của xã hội, bởi những doanh nghiệp như vậy mới có cơ hội tồn tại và phát triển bền vững. Trong môi trường làm việc tốt đẹp như vậy, họ sẵn sàng cùng nhau chia sẻ những ý tưởng, sáng kiến, cơng việc, thậm chí chia sẻ cả những vấn đề cuộc sống, gia đình riêng để họ hiểu nhau hơn, gắn kết với nhau hơn, cùng chung tay, chung sức xây dựng tổ chức doanh nghiệp vững mạnh đầy tính nhân văn.
Hai là, hồn thiện phong cách lãnh đạo của nhà quản trị doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo của nhà quản trị ảnh hưởng lớn tới thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Phong cách lãnh đạo không chỉ được cấu thành từ yếu tố chủ quan của nhà quản trị, đó là hệ thống giá trị của họ mà còn được nhà quản trị lựa chọn sao cho phù hợp với đối tượng lãnh đạo và môi trường quản trị. Chính các chuẩn mực đạo đức điều chỉnh
hành vi của nhà quản trị, buộc họ phải luôn luôn tự xem xét và điều chỉnh những hoạt động của mình sao cho phù hợp với những chuẩn mực đạo đức kinh doanh đã được thừa nhận. Sự điều chỉnh đó giúp nhà quản trị sử dụng hiệu quả nhất nguồn lực của doanh nghiệp, đặc biệt là nguồn nhân lực.
Ba là, nâng cao hình ảnh, uy tín của doanh nghiệp.
Thực hiện tốt các chuẩn mực đạo đức, doanh nghiệp sẽ có được sự trung thành của nhân viên, sự tin tưởng, hài lòng của khách hàng và các nhà đầu tư. Đối với những doanh nghiệp ln gắn lợi ích của mình với lợi ích của khách hàng và xã hội, thì sự tin tưởng và thỏa mãn của khách hàng cũng sẽ ngày càng tăng lên. Cũng cần lưu ý rằng: đặt lợi ích khách hàng lên trên hết khơng có nghĩa là phớt lờ lợi ích của người lao động, của nhà cung cấp, nhà đầu tư và cộng đồng địa phương, mà phải kết hợp được những lợi ích của tất cả các bên có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp. Điều đó sẽ làm uy tín của doanh nghiệp ngày càng tăng, hình ảnh của doanh nghiệp sẽ ngày càng “đẹp” trước cộng đồng xã hội. Điều này không phải doanh nghiệp nào cũng làm được và cũng khơng phải có tiền là tạo dựng được.
Bốn là, góp phần phát triển bền vững doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của người lao động thì chắc chắn người lao động tận tâm hơn với doanh nghiệp, năng suất và hiệu quả công việc sẽ được tăng cao. Khi có được sự tín nhiệm của các đối tác, các nhà đầu tư, doanh nghiệp sẽ có nhiều cơ hội làm ăn hơn, lợi ích kinh tế sẽ cao hơn. Đây chính là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại và phát triển. Song lợi ích kinh tế khơng phải là tất cả, mà doanh nghiệp còn phải tạo dựng được niềm tin của người tiêu dùng, khẳng định vị thế của mình trước cộng đồng xã hội để tạo thế phát triển vững chắc. Thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức, doanh nghiệp mới có thể có được điều này.
Hộp 3.8. Biểu hiện chuẩn mực đạo đức doanh nghiệp Nhật Bản
Đối nhân xử thế khéo léo
Trong quan hệ, người Nhật Bản chấp nhận người khác có thể mắc sai lầm, nhưng luôn cho đối tác hiểu rằng điều đó khơng được phép lặp lại và tinh thần sửa chữa luôn thể hiện ở kết quả cuối cùng. Mọi người đều có ý thức rất rõ rằng không được xúc phạm người khác, cũng không cần buộc ai phải đưa ra những cam kết cụ thể. Nhưng những chuẩn mực đạo đức xã hội, đạo đức doanh nhân (trách nhiệm đặt trên tình cảm) đã tạo một sức ép vơ hình lên tất cả, khiến mọi người phải xác định được bổn phận của mình nếu muốn có chỗ đứng trong tổ chức. Điều này rõ ràng đến mức khi tiếp xúc với các nhân viên người Nhật, nhiều người nước ngoài cảm thấy họ tận tụy và kín kẽ, nếu có gì xẩy ra, thì lỗi rất ít khi thuộc về người Nhật Bản. Người Nhật Bản có qui tắc bất thành văn trong khiển trách và phê bình như sau: Người khiển trách là người có uy tín, được mọi người kính trọng và chính danh; khơng phê bình khiển trách tùy tiện, vụn vặt, chỉ áp dụng khi sai sót có tính hệ thống, có hậu quả rõ ràng; việc phê bình phải được tiến hành một cách hịa hợp, khơng đối đầu.
Phát huy tính tích cực của nhân viên
Người Nhật Bản quan niệm rằng: Trong bất cứ ai cũng đồng thời tồn tại cả mặt tốt lẫn mặt xấu, tài năng dù ít nhưng đều ở đâu đó trong mỗi khối óc, khả năng dù nhỏ nhưng đều nằm trong mỗi bàn tay, cái Tâm có thể cịn hạn hẹp nhưng đều ẩn trong mỗi trái tim. Nhiều khi còn ở dạng tiềm ẩn, hoặc do những cản trở khách quan hay chủ quan. Vấn đề là gọi thành tên, định vị nó bằng các chuẩn mực của tổ chức, tạo điều kiện, môi trường làm việc thuận lợi, thúc đẩy bằng đào tạo, sẵn sàng cho mọi người tham gia vào việc ra quyết định theo nhóm hoặc từ dưới lên.
Nguồn: https://kinhdoanh.vnexpress.net
Để tồn tại và phát triển, doanh nghiệp cần chú trọng đến việc xây dựng hình ảnh của mình thành những “biểu tượng” bằng chính những giá trị chuẩn mực đạo đức của doanh nghiệp.
Giá trị đạo đức không phải là cái có thể dễ dàng nhận thức, càng không phải cái bằng trực quan mà hiểu nhưng như thế khơng có nghĩa nó
là cái khơng thể nhận thức. Nó có thể nhận thức thơng qua chính những hành vi của mỗi thành viên trong doanh nghiệp, và quan trọng hơn, mỗi cá nhân hồn tồn có thể hiện thực hóa giá trị đó thơng qua những cách ứng xử vị tha, nhân nghĩa trong quan hệ của họ với người khác và với xã hội. Vì vậy, nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần truyền bá, tạo động lực để các thành viên trong doanh nghiệp thực hiện theo những giá trị, những chuẩn mực mà mình đã lựa chọn.
Nhà lãnh đạo thành công luôn biết cách lôi kéo mọi người tin tưởng và quyết tâm đi theo đường lối của mình. Bản thân nhà lãnh đạo là hình mẫu lý tưởng, là tấm gương để mọi người noi theo. Những nhà lãnh đạo thành cơng đều có sức hút riêng, được tạo nên từ tài năng, tính cách, đạo đức... riêng của mỗi người. Hành vi, ứng xử, lời nói... của họ có ảnh hưởng tới các thành viên khác, thậm chí được coi là chuẩn mực để mọi người học tập theo. Và như vậy, khi tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, từ nhân viên đến nhà quản trị, tự nguyện hành động theo những quy tắc và chuẩn mực đạo đức, khi đó họ đang góp phần vào việc hình thành nên một nét đặc trưng riêng, một bản sắc riêng của doanh nghiệp.
c. Niềm tin
Ở bất kỳ một tổ chức, doanh nghiệp nào, các mối quan hệ tốt đẹp