Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 122 - 128)

3- Xây dựng đội ngũ doanh nhân lớn mạnh là trách nhiệm của Đảng, của cả hệ thống chính trị và của bản thân mỗi doanh nghiệp, doanh nhân Xây dựng và

4.1.2.1. Khái niệm phát triển văn hóa doanh nghiệp

Ngày nay, văn hóa của mỗi quốc gia đã được định hình một cách rõ ràng qua quá trình phát triển từ vài trăm năm đến hàng nghìn năm. Mỗi quốc gia có một nét văn hóa đặc trưng riêng biệt, tạo ra sự khác biệt giữa các quốc gia. Ngay cả những quốc gia láng giềng, cùng phát triển trên nền văn hóa của một khu vực cũng vẫn tạo ra những nét đặc trưng riêng biệt bên cạnh những nét văn hóa tương đồng. Giữa các quốc gia láng giềng ln có sự giao thoa và trộn lẫn về văn hóa nhưng mỗi quốc gia đều cố gắng tạo lập những nét đặc trưng cho riêng mình. Văn hóa dân tộc

nằm trong mỗi con người của một dân tộc và được duy trì, củng cố, phát triển cùng với thời gian.

Mỗi doanh nghiệp là một tổ chức trong một xã hội nhất định, tại đó những con người cùng nhau làm việc và chia sẻ các giá trị văn hóa. Chính vì vậy, khơng cần bất cứ hoạt động có chủ đích của các chủ thể quản lý thì các yếu tố văn hóa doanh nghiệp vẫn được các cá nhân mang vào hoạt động trong tổ chức. Do vậy, văn hóa doanh nghiệp được hình thành một cách tự phát, rời rạc ở các doanh nghiệp khi mới được thành lập. Cùng với thời gian, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp dần có những điều chỉnh dưới sự tác động của môi trường và chủ thể hoạt động kinh doanh. Môi trường kinh doanh biến động tạo ra những tác động tới hoạt động kinh doanh nói chung và tác động tới sự phát triển văn hóa của mỗi doanh nghiệp nói riêng. Khi các yếu tố mơi trường kinh doanh phát triển tích cực hơn thì các doanh nghiệp sẽ quan tâm tới phát triển văn hóa doanh nghiệp nhiều hơn. Bên cạnh đó, các chủ thể của hoạt động kinh doanh từng bước sẽ điều chỉnh các yếu tố văn hóa doanh nghiệp theo định hướng phát triển của doanh nghiệp đã được xác định. Khi đó, sự phát triển văn hóa doanh nghiệp dần sẽ đi vào một quỹ đạo ổn định.

Phát triển văn hóa doanh nghiệp sẽ tạo ra những yếu tố văn hóa riêng biệt cho mỗi doanh nghiệp. Các yếu tố văn hóa này tiếp tục được củng cố, duy trì cùng với sự phát triển của doanh nghiệp. Trong quá trình hoạt động kinh doanh, các yếu tố văn hóa sẽ tác động tới hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp, từ đó sẽ tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các yếu tố văn hóa doanh nghiệp cịn ảnh hưởng tới hành vi của các đối tượng có liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như khách hàng, nhà cung cấp, đối tác chiến lược...

Tóm lại, phát triển văn hóa doanh nghiệp là một q trình chuyển

định hướng chiến lược nhất định mà các chủ thể quản trị doanh nghiệp đã xác định, thông qua đó văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động tích cực hơn tới hành vi của các cá nhân trong doanh nghiệp và từ đó sẽ tác động tới kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh trong cộng đồng.

Từ khái niệm trên, có thể rút ra một số nhận xét sau đây:

Một là, doanh nghiệp từng bước định hình các yếu tố văn hóa cho doanh nghiệp mình. Tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan và khách quan khác nhau mà mỗi doanh nghiệp có thể tập trung phát triển một số yếu tố văn hóa nhất định trong doanh nghiệp của mình. Lựa chọn và phát triển những yếu tố văn hóa nào cho doanh nghiệp phụ thuộc vào:

- Quan điểm của chủ doanh nghiệp về văn hóa doanh nghiệp. Có chủ doanh nghiệp chỉ coi trọng các yếu tố hữu hình nhưng cũng có chủ doanh nghiệp chỉ coi trọng các yếu tố vơ hình và cũng có những chủ doanh nghiệp coi trọng cả hai nhóm yếu tố hữu hình và vơ hình. Do vậy, tùy thuộc vào quan điểm của chủ doanh nghiệp ở những thời điểm khác nhau sẽ phát triển số lượng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp khác nhau.

- Điều kiện ngân sách của doanh nghiệp. Để phát triển đầy đủ, toàn diện các yếu tố văn hóa doanh nghiệp địi hỏi phải có ngân sách tương đối dồi dào mà không phải doanh nghiệp nào cũng đáp ứng được. Có nhiều chủ doanh nghiệp nhận thức rất rõ tầm quan trọng của phát triển văn hóa doanh nghiệp nhưng do tài chính khó khăn nên buộc phải cân nhắc lựa chọn một số các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp để đầu tư phát triển, các biểu hiện khác doanh nghiệp phải chấp nhận bỏ qua hoặc dự kiến đầu tư phát triển ở những thời điểm thuận lợi trong tương lai. Trong trường hợp này, người ta gọi là “lực bất tòng tâm”.

- Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp như kiến trúc nội thất, ngoại thất đòi hỏi doanh nghiệp phải có hệ thống cơ sở vật chất tốt, thuộc quyền sử dụng lâu dài. Hiện nay, phần lớn doanh nghiệp đang sử dụng các cơ sở vật chất đi thuê nên rất khó có thể đầu tư phát triển các yếu tố

kiến trúc nội thất, ngoại thất. Bên cạnh đó, một số doanh nghiệp khác có quyền sở hữu hoặc sử dụng lâu dài cơ sở vật chất nhưng bị hạn chế về mặt bằng nên khó có thể thiết kế kiến trúc nội thất, ngoại thất tương thích với sự phát triển văn hóa doanh nghiệp

- Quy mô doanh nghiệp. Ngày nay, các doanh nghiệp có quy mơ nhỏ, siêu nhỏ đang có xu hướng ngày càng tăng do tính linh hoạt của chúng trong quá trình hoạt động. Nhiều doanh nghiệp có số nhân sự khoảng trên dưới 10 người. Với quy mơ q nhỏ, các doanh nghiệp khó có thể phát triển các yếu tố như lễ nghi, giai thoại....

Dù có nhiều rào cản nhưng xu hướng chung các doanh nghiệp sẽ cố gắng phủ đầy các yếu tố văn hóa doanh nghiệp ở đơn vị của mình cùng với quá trình phát triển của doanh nghiệp.

Hai là, phát triển văn hóa doanh nghiệp hướng tới nâng cao khả năng định hướng hành vi cá nhân trong doanh nghiệp

Ngày nay, trong xu thế văn hóa doanh nghiệp được coi là một trong những yếu tố quan trọng để tạo lập sự phát triển bền vững của mỗi doanh nghiệp, nhiều doanh nghiệp đang ào ạt xây dựng và phát triển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp tại đơn vị của mình. Họ lầm tưởng rằng cứ có một slogan, một triết lý, một bộ đồng phục hay một lễ nghi của doanh nghiệp tức là có văn hóa doanh nghiệp. Đó là một quan điểm sai lầm, bởi vì văn hóa là yếu tố sống, văn hóa doanh nghiệp khơng chỉ tồn tại về mặt hình thức mà văn hóa doanh nghiệp phải ngấm vào từng cá nhân trong tổ chức và có khả năng chi phối hành vi của các cá nhân trong phạm vi tổ chức đó một cách có định hướng.

Khi xây dựng các yếu tố văn hóa doanh nghiệp các chủ doanh nghiệp đã có những chủ đích nhất định và mong muốn các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đó được mọi cá nhân trong tổ chức chấp nhận và hành động theo các định hướng đã được định hình trong văn hóa doanh nghiệp. Chẳng hạn như khi doanh nghiệp xây dựng triết lý kinh doanh về

sự trung thực, tức là chủ doanh nghiệp mong muốn sự trung thực hiện diện trong phạm vi toàn bộ tổ chức, trong mọi hành động của mọi cá nhân trong tổ chức.

Để các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp có thể định hướng hành vi các cá nhân trong doanh nghiệp thì trước tiên các yếu tố văn hóa doanh nghiệp ấy phải được sự chấp nhận của các cá nhân trong doanh nghiệp. Khi mọi người chấp nhận các yếu tố văn hóa doanh nghiệp đó thì họ mới sẵn sàng hành động theo định hướng của các yếu tố văn hóa đó. Trong quá trình phát triển các yếu tố văn hóa doanh nghiệp thường gặp phải một số tình huống sau:

(1) Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp như triết lý, chuẩn mực đạo đức, niềm tin, lễ nghi, giai thoại... được phát triển quá trừu tượng, chung chung nên các cá nhân trong doanh nghiệp khơng hiểu đầy đủ và khơng có khả năng hành động phù hợp với các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp đó.

(2) Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp như triết lý, chuẩn mực đạo đức, niềm tin, lễ nghi, giai thoại... được xây dựng không phù hợp với chuẩn mực đạo đức xã hội, phong tục tập quán, truyền thống dân tộc thì dẫn đến việc các cá nhân khó chấp nhận và hành động theo.

Theo Noe (2013), văn hóa doanh nghiệp ngày nay được xem là một phần trong vốn xã hội tạo nên tài sản vơ hình quyết định sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp xác lập một hệ thống các giá trị được mọi người làm trong doanh nghiệp chia sẻ, chấp nhận, đề cao, và ứng xử theo các giá trị đó. Qua đó, văn hóa doanh nghiệp góp phần tạo nên sự khác biệt giữa các doanh nghiệp, và được coi là nguồn của lợi thế cạnh tranh. Theo công bố nghiên cứu của Kotter, Giáo sư tại Đại học Harvard, những doanh nghiệp tạo dựng được văn hóa mạnh có hiệu quả hoạt động rất khác biệt so với các doanh nghiệp có văn hóa yếu.

Bảng 4.1. So sánh kết quả kinh doanh của Cơng ty có văn hóa doanh nghiệp mạnh và Cơng ty có văn hóa doanh nghiệp yếu

Chỉ tiêu tăng trưởng Văn hóa doanh nghiệp mạnh

Văn hóa doanh nghiệp yếu

Tăng trưởng trung bình

về doanh thu 762% 166% Tăng trưởng về giá trị cố phiếu 901% 74%

Lợi nhuận ròng 756% 1%

(Nguồn: Theo Kotter, 2011)

Như vậy, văn hóa doanh nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với hiệu quả hoạt động và sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Củng cố và phát triển được văn hóa doanh nghiệp sẽ giúp cho doanh nghiệp gia tăng được sức cạnh tranh. Bởi vì, văn hố doanh nghiệp được xem là động lực quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình tạo dựng niềm tin, uy tín đối với khách hàng và thị trường; được coi như thanh nam châm, giúp doanh nghiệp thu hút và duy trì đội ngũ nhân sự tài năng; và giúp xác lập bộ gen để doanh nghiệp phát triển trường tồn. Mặt khác, các mơ hình cắt lớp văn hóa doanh nghiệp ở trên đều chỉ ra rằng, các quan niệm ngầm định hoặc các giá trị, là phần cốt lõi, quyết định bản chất văn hóa doanh nghiệp. Phần cốt lõi này khơng dễ dàng nhận biết hoặc quan sát, mà phải được phân tích, đánh giá thơng qua nhận thức và hành vi của các thành viên trong doanh nghiệp để hiểu rõ hơn về bản chất của văn hóa doanh nghiệp, từ đó đề ra các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Ba là, khả năng tác động tích cực của văn hóa doanh nghiệp đến cộng đồng

Các biểu hiện văn hóa doanh nghiệp được phát triển khơng chỉ hướng đích tới các cá nhân trong doanh nghiệp mà còn giúp tạo dựng

hình ảnh của doanh nghiệp trong cộng đồng. Do vậy, đánh giá phát triển văn hóa doanh nghiệp mà chỉ đánh giá từ góc nhìn nội bộ là chưa đủ, cần có đánh giá từ góc độ cộng đồng. Một số biểu hiện văn hóa doanh nghiệp sẽ được cộng đồng biết đến như kiến trúc ngoại thất, đồng phục, slogan, triết lý kinh doanh, lễ nghi, giai thoại... Các biểu hiện này phải được phát triển phải phù hợp với văn hóa dân tộc, được cộng đồng đánh giá tích cực, khơng vi phạm các quy định của pháp luật. Trước đây, một doanh nghiệp có quy mơ lớn đã “chế” bài hát quốc ca của Việt Nam thành bài hát của riêng doanh nghiệp. Hành động này trước hết vi phạm quy định của pháp luật Việt Nam. Hơn thế nữa, hành động đó của doanh nghiệp bị cộng đồng phê phán vì đã đụng chạm tới một nét văn hóa dân tộc mà khơng thuộc bất kỳ riêng cá nhân, tổ chức nào.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 122 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)