Công ty Matsushita

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 84 - 89)

Q trình đi lên của Cơng ty ln gắn liền với ngun tắc: chiếm lịng tin nơi khách hàng, thoả mãn mọi nhu cầu của khách hàng Phương châm để Công ty

3.3.1.3. Công ty Matsushita

Công ty Nhật Bản rất thành đạt này mang tên người chủ sáng lập ra nó - ơng Konosuke Matsushita (1894-1989). Ơng là người sáng lập ra tập đồn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh hùng mạnh nhất nhì Nhật Bản. Ngày nay, khắp thế giới, ai cũng biết đến mặt hàng điện tử gia

dụng mang nhãn hiệu National, Panasonic... do tập đoàn Matsushita Electric sản xuất.

Konosuke Matsushita xuất thân trong một gia đình nghèo, cha mẹ mất sớm và bắt đầu sự nghiệp kinh doanh của mình bằng việc sản xuất ra những chiếc đui đèn điện ở ngoại ô Osaka. Khởi đầu sự nghiệp kinh doanh Matsushita thật gian lao vất vả, ông đã làm việc cật lực bất chấp thể trạng yếu của mình và phải mang cả áo Kimơnơ của vợ đến hiệu cầm đồ để lấy tiền chế thử sản phẩm điện mới. Cuộc đời của Matsushita chính là bản đúc kết kinh nghiệm thành cơng về ý chí, tinh thần và nghị lực để vượt qua mọi trở ngại, chông gai, bão tố của sức mạnh truyền thống dân tộc, tiến lên chinh phục hết mục tiêu này đến mục tiêu khác trên thương trường. Ông đã đưa ra một số bài học:

Một là, trong giải quyết các vấn đề, cần phải thẳng thắn đối mặt với nó, khơng bỏ qua, trốn tránh trách nhiệm;

Hai là, “vượt qua gian lao càng to lớn, con người càng vĩ đại”, “lớn sóng phải to thuyền”;

Ba là, nên nghĩ những gian lao như liều thuốc quý giúp cho sự phát triển của bản thân. Biết chấp nhận thất bại nhưng phải biết vươn lên từ thất bại, dốc sức để biến rủi ro thành cơ hội.

Sau rất nhiều năm lãnh đạo kinh doanh với sự đúc kết và trăn trở, Konosuke Matsushita đã xây dựng lên văn hố Matsushita.

Theo ơng, nếu đẩy mạnh sản xuất mạnh mẽ và có hiệu quả cao thì sẽ góp phần vào việc xố bỏ chữ “nghèo” mà đi liền với nó là chữ “khổ”, sẽ có thể ích cho mọi người dân Nhật Bản yên tâm vui sống và làm việc. Đó chính là sứ mệnh của cơng ty. Quy tắc kinh doanh của Matsushita là:

- Kinh doanh trên tinh thần phục vụ xã hội và vì vậy, lợi nhuận thu được là niềm tự hào của cơng ty;

- Cơng ty phát triển chính là đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội, nên cần phải duy trì, phát triển cơng ty, cần ni dưỡng niềm tin;

- Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: Họ là người thân, là người thầy, là “ân nhân” của doanh nghiệp. Phải luôn thấu hiểu cái lý của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Khách hàng là trung tâm trong các hoạt động của doanh nghiệp;

- Luôn coi trọng nhân viên. Khơng vì lấy lịng khách hàng mà hạ thấp nhân viên;

- Phấn đấu làm ra các sản phẩm có chất lượng cao nhất, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng người tiêu dùng mới là quan trọng nhất;

- Ln lấy chữ TÍN lên hàng đầu.

Nét đặc sắc trong văn hố của Matsushita được thể hiện qua hai văn bản đó là Bộ luật đạo lý và Bài chính ca của hãng.

Bộ luật đạo lý của Matsushita viết: Chúng ta giác ngộ trách nhiệm của mình vì sự phát triển nhanh chóng các phúc lợi xã hội của chúng ta. Hiến dâng mình vì sự phát triển hơn nữa của nền văn minh thế giới.

Bộ luật đạo lý nêu ra những giá trị tinh thần được xác định là: 1) Phục vụ dân tộc bằng con đường hoàn thiện nền sản xuất; 2) Trung thực; 3) Đoàn kết, hoà hợp và hợp tác; 4) Phấn đấu vì chất lượng; 5) Tự trọng và biết phục tùng; 6) Hồ mình với hãng; 7) Biết ơn hãng.

Bài chính ca của hãng:

Chúng ta liên kết sức lực và trí tuệ Ta sẽ làm được mọi cái vì sự phồn vinh

Hãy cứ để cho hàng hoá của chúng ta đến với mọi dân tộc trên thế giới

Cứ để chúng tuôn chảy không ngừng vĩnh cửu Như nước vịi phun khơng bao giờ cạn

Phát triển lên nữa ngành cơng nghiệp của ta! Tình đồn kết hồ hợp và trung thực mn năm! Hãng Matsushita muôn năm!

Matsushita cũng thể hiện rõ triết lý của mình trong quản trị nhân sự. Theo ông, con người là vua của vạn vật, có bản chất tuyệt vời, có thể hồn thành cơng việc vĩ đại và dám hy sinh mình để cứu người khác. Tuy nhiên, con người cũng có những mặt xấu khác: ăn cắp của người khác, tranh giành nhau, đánh nhau vỡ đầu thậm chí giết nhau. Có thể nói trong con người tồn tại cả mặt thiện lẫn mặt ác, cần phải nhận thức con người “như nó có” để có cách ứng xử cho phù hợp. Nếu ta chỉ nhìn thấy mặt quá tốt đẹp của con người, lý tưởng hố nó và ứng xử; hoặc ngược lại, chỉ nhìn thấy mặt xấu sẽ làm cho con người bị “nhỏ bé” đi.

Đặc điểm của con người là: lấy lợi ích của mình làm trung tâm để suy nghĩ và hành động. Nếu là cùng một cơng sức thì tìm chỗ đem lại lợi ích nhiều là lẽ thường tình. Do đó, khi sử dụng người trả lương cao là việc nên làm. Nếu ta bỏ qua chỗ tâm lý này mà trả lương rẻ khơng xứng đáng thì hoặc họ sẽ bất mãn bỏ đi, hoặc họ mất đi ý chí làm việc. Vì vậy, nên trả lương thoả đáng trong phạm vi chấp nhận được, cao hơn càng tốt.

Tuy nhiên, chỉ có lương cao chưa chắc con người đã vui vẻ làm việc. Nếu cơng ty khơng có triết lý kinh doanh rõ ràng, nhân viên khơng cảm nhận được cái gọi là sứ mệnh, ý nghĩa lao động, nên lương cao nhưng cảm giác hài lòng vẫn kém.

Kết cục là con người một mặt làm việc vì lợi, mặt khác nói ra có vẻ hơi ngoa ngữ, họ làm việc với sứ mệnh tận tuỵ, vui vẻ vì mình, vì doanh nghiệp, vì cộng đồng, vì xã hội. Do đó, khi dùng người, khơng chỉ lương cao là đủ, nếu không làm cho họ cảm thấy sứ mệnh, họ sẽ không thực sự hành động. Đương nhiên, nếu chỉ cảm thấy sứ mệnh mà lương thấp, trừ những người mang lý tưởng cao, họ sẽ bất mãn. Đối với người bình thường, sứ mệnh chiếm một nửa, lương bổng chiếm một nửa.

Hộp 3.12. Matsushita - điển hình văn hóa doanh nghiệp Nhật Bản

Konosuke Matsushita (1894 - 1989) là một nhà doanh nghiệp lớn và nổi tiếng của nước Nhật. Ông là người sáng lập ra tập đoàn Matsushita Electric, tập đoàn kinh doanh đa quốc gia cỡ lớn hùng mạnh nhất nhì Nhật Bản. Các mặt hàng điện tử gia dụng mang nhãn hiệu National, Panasonic... do tập đoàn Matsushita Electric sản xuất là những sản phẩm có thương hiệu lớn hiện nay trên tồn cầu.

Sở dĩ tập đồn Matsushita thành cơng như ngày nay chính là nhờ phần lớn vào cơng lao xây dựng văn hóa kinh doanh mang đậm nét văn hóa Nhật Bản của Konosuke Matsushita. Trải qua nhiều khó khăn, thử thách, ơng đã để lại những kinh nghiệm xây dựng văn hóa kinh doanh hết sức quý báu của mình:

Một là, trong nghệ thuật giải quyết vấn đề, phải thẳng thắn đối mặt với nó, khơng được để vấn đề vượt khỏi tầm tay.

Hai là, “Vượt qua gian lao càng to lớn, con người càng vĩ đại”, “Lớn sóng phải to thuyền”, những câu châm ngôn kiểu ấy của Goethe, Tolstoi cho thấy phẩm chất cần có của con người trong thử thách.

Ba là, nên nghĩ những gian lao như liều thuốc quý giúp cho sự phát triển của bạn. Cơn khủng hoảng chính là cơ hội bằng vàng trắc nghiệm khả năng và độ vững bền thực sự của bạn. Từ mỗi thất bại nên rút ra những bài học cho tương lai và dốc sức biến mỗi vận rủi thành vận may...

Các quan điểm và phương pháp quản lý của Matsushita có sức ảnh hưởng rất lớn trong xã hội Nhật Bản. Triết lý kinh doanh của Matsushita là: Cần phải “sản xuất” (đào tạo) con người trước khi sản xuất ra sản phẩm. Con người có quy củ và chất lượng mới mong có sản phẩm chất lượng.

Biện pháp đào tạo trong quản lí nhân sự của Matsushita là:

(1) Luân chuyển nội bộ “Cải thiện điều kiện và môi trường làm việc”, “Khen

thưởng theo tinh thần và giá trị sáng kiến của nhân viên”, doanh nghiệp là nơi quy tụ và đào tạo con người.

(2) Cần có biện pháp quản lý xí nghiệp sao cho mọi nhân viên cảm thấy họ đang sống và làm việc trong một cơng ty có hồn cảnh dễ chịu. Phải đạt được điều “Trăm tướng một lòng, ba quân hợp sức”.

Mọi người trong công ty đều phải tự hỏi và trả lời được những câu hỏi: Vì sao có cơng ty này? Mục đích kinh doanh của Cơng ty là gì? Tinh thần kinh doanh và những quan điểm chủ đạo là gì? Và kinh doanh thực sự là cuộc chiến, trong đó sự tồn tại thuộc về khả năng tìm kiếm nơi có nhu cầu tiêu thụ.

Những tinh thần chủ đạo của công ty Matsushita mà về sau trở thành những nét chính của văn hóa doanh nhân Matsushita là:

 Phục vụ đất nước

 Quang minh chính đại

 Hịa thuận nhất trí

 Lễ độ khiêm nhường

 Phấn đấu vươn lên

 Đền đáp công ơn.

Các quy tắc kinh doanh của Matsushita đều dựa trên tinh thần văn hóa kinh doanh Nhật Bản như:

 Lợi nhuận thu được từ việc phục vụ xã hội đó là niềm tự hào.

 Cần ni dưỡng niềm tin: Nhờ có cơng ty của mình thì nền kinh tế xã hội mới vận hành bình thường được

 Phải biết ơn và kính trọng khách hàng: họ là người thân, là người thầy của doanh nhân. Phải ln thấu hiểu cái lí của họ. Phải đáp ứng kì vọng của họ. Họ là trung tâm trong các hoạt động của doanh nhân.

 Khơng vì lấy lịng khách hàng mà hạ thấp nhân viên.

 Vấn đề khơng phải là vốn mà là sự tín nhiệm.

 Phấn đấu làm sản phẩm chất lượng, nhưng phổ biến sản phẩm đến mọi đối tượng mới quan trọng nhất.

(Nguồn: https://worklink.vn/van-hoa-kinh-doanh-nhat-ban/)

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 84 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)