Chính sách của Nhà nước

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 156 - 157)

b) Các yếu tố vơ hình b-1/ Triết lý doanh nghiệp:

4.2.2. Chính sách của Nhà nước

Cùng với chính sách phát triển chính trị, kinh tế, xã hội, pháp luật..., chính sách phát triển văn hóa của Nhà nước rất quan trọng trong việc duy trì và phát triển văn hóa kinh doanh. Chính sách đào tạo và phát triển nguồn nhân lực vừa có tài vừa có tâm, chính sách quản lý kinh doanh, tạo lập môi trường kinh doanh lành mạnh, phát triển bền vững, ban hành và thực thi đồng bộ, nghiêm túc hệ thống pháp luật kinh doanh góp phần quan trọng trong xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.

Nhà nước chú trọng đến phát triển văn hóa nói chung, văn hóa kinh doanh nói riêng sẽ góp phần định hướng cho người dân, tổ chức xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh, qua đó góp phần xây dựng và phát triển các giá trị văn hóa dân tộc.

Chính sách của Nhà nước về văn hóa thể hiện ở mục tiêu và hệ thống thể chế tương ứng. Mục tiêu thường được thể hiện trước hết ở chủ trương, đường lối của Ðảng, sau đó được thể chế hóa ở những văn bản pháp quy ở cấp lãnh đạo Nhà nước cao nhất (Quốc hội, Chính phủ). Hệ thống thể chế tương ứng (các chương trình quốc gia về văn hóa, các biện pháp tài chính cũng như pháp luật, cơ chế truyền thông...) để những chủ trương trên có thể vận hành vào đời sống.

Chính sách của Nhà nước có tính hệ thống, tồn diện, linh hoạt, trân trọng cộng đồng kinh doanh sẽ góp phần tăng sự chủ động cho các chủ thể kinh doanh xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh. Nếu Nhà

nước khơng có những chính sách coi trọng thỏa đáng, khơng cổ vũ tích cực, khơng có những biện pháp ngăn chặn và xử lý nghiêm những hành vi vi phạm văn hóa kinh doanh sẽ không tạo ra động lực cho các chủ thể kinh doanh và cộng đồng trong xã hội có ý thức tốt trong xây dựng và phát triển kinh doanh. Nhà nước tạo lập một môi trường kinh doanh, môi trường xã hội phát triển lành mạnh, bền vững thông qua việc ban hành và thực thi tốt hệ thống pháp luật chính là tạo lập mơi trường bền vững cho xây dựng và phát triển văn hóa kinh doanh.

Hộp 4.8. Xây dựng văn hóa doanh nhân trong xu thế hội nhập

Doanh nhân văn hóa là nền tảng để đưa nền kinh tế tri thức vào hoạt động kinh doanh và là điều kiện căn bản để xây dựng nền văn hóa trong doanh nghiệp. Khi kinh doanh trở thành một nghề thực sự, được xã hội trọng vọng, thì những chuẩn mực đạo đức, văn hoá của doanh nhân hiện đại rất cần được xác lập. Trong khuôn khổ bài viết này xin đề cập đến những tư tưởng, phẩm chất cốt lõi để xây dựng hình tượng doanh nhân văn hóa trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Một phần của tài liệu Giáo trình Văn hóa kinh doanh: Phần 2 - PGS.TS. Nguyễn Thị Bích Loan (Chủ biên) (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(172 trang)