Nội dung cơ bản của quản trị nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 33 - 34)

Như đã trình bày trong mục 1.2.1, trên cơ sở xem xét các đặc điểm của nhóm làm việc và tính đặc thù của phương thức làm việc theo nhóm, quản trị nhóm làm việc bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

Xây dựng nhóm làm việc

Xây dựng nhóm làm việc là q trình hình thành ý thức làm việc theo nhóm mạnh mẽ thơng qua việc thiết lập mục tiêu, lựa chọn các thành viên nhóm, thiết lập cơ chế hoạt động của nhóm, làm rõ vai trị và cách thức giải quyết các vấn đề nhằm tạo lập môi trường hoạt động thuận lợi và hiệu quả nhất để đạt được các mục tiêu xác định. Xây dựng nhóm làm việc là một nội dung thường được nhà quản trị triển khai trong giai đoạn đầu tiên khi nhóm làm việc được thành lập.

Giao tiếp trong nhóm làm việc

Giao tiếp nhóm là một nội dung quan trọng của quản trị nhóm làm việc. Thơng qua q trình giao tiếp, các thành viên trong nhóm sẽ thiết lập, duy trì và phát triển các mối quan hệ cần thiết, kết hợp các kỹ năng của các thành viên để tạo điều kiện cho q trình trao đổi thơng tin và tương tác giữa các thành viên của nhóm nhằm giúp các thành viên hồn thành các cơng việc được giao một cách hiệu quả nhất.

Như vậy, giao tiếp trong nhóm làm việc chính là q trình chuyển giao, tiếp nhận và xử lý thông tin giữa các thành viên trong nhóm làm việc để đạt được mục tiêu chung của nhóm làm việc.

Lãnh đạo nhóm làm việc

Lãnh đạo nhóm là một q trình trong đó nhà quản trị nhóm tác động và gây ảnh hưởng đến các thành viên trong nhóm nhằm hướng tới đạt được mục tiêu chung của cả nhóm. Các tác động của nhà quản trị trong hoạt động lãnh đạo nhóm làm việc bao gồm việc huấn luyện, tạo động lực và giải quyết xung đột giữa các thành viên trong nhóm làm việc để thúc đẩy từng thành viên trong nhóm tự nguyện và nhiệt tình thực hiện các nhiệm vụ được phân cơng.

Đánh giá nhóm làm việc

Một nội dung quan trọng của quản trị nhóm làm việc là đánh giá kết quả thực hiện công việc và chế độ thưởng phạt. Đánh giá cung cấp thơng tin cho biết nhóm đang được triển khai như thế nào, là cơ sở cho những hướng dẫn và điều chỉnh kịp thời để các thành viên hồn thành tốt cơng việc của mình và đạt được mục tiêu đã đề ra một cách tốt nhất. Các thành viên trong nhóm nên tham gia vào q trình đánh giá để cảm nhận những đóng góp của mình trong nhóm. Đánh giá kết quả nhóm cũng cho phép đo lường các kết quả đạt được, thành cơng của nhóm để xác định thưởng phạt của nhóm, từ đó có tác động thúc đẩy các thành viên nhóm thực hiện cơng việc tốt hơn.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 33 - 34)