Khái niệm xây dựng nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 46 - 47)

XÂY DỰNG NHÓM LÀM VIỆC

2.1.1. Khái niệm xây dựng nhóm làm việc

Ngày nay, nhóm làm việc là một thành phần ngày càng phổ biến trong các tổ chức, phương pháp làm việc nhóm được các nhà quản lý chú trọng phát triển ở nhiều cấp khác nhau trong tổ chức. Có nhiều cơng trình nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước hướng tới cải thiện các hoạt động của nhóm, trong đó nhấn mạnh vào việc cải thiện kỹ năng làm việc nhóm, phát triển các quan hệ xã hội và giải quyết các vấn đề gây cản trở hiệu suất làm việc nhóm. Nhưng sẽ là chưa đầy đủ nếu các tổ chức chỉ tập trung vào việc hoàn thiện quá trình vận hành và quản trị nhóm sau khi nhóm đã được hình thành. Để nhóm hoạt động đạt hiệu quả cao, tạo ra sự cộng hưởng giữa các thành viên, thì vấn đề đầu tiên cần quan tâm làm tốt phải bắt đầu từ giai đoạn xây dựng nhóm. Những nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn này, bao gồm lựa chọn thành viên nhóm; xác định, phổ biến mục tiêu chung của nhóm, phân cơng nhiệm vụ, xác định cơ chế làm

việc của nhóm, định hình các nét đặc trưng của nhóm... nhằm đảm bảo nhóm có mục tiêu chung và các thành viên có thể làm việc cùng nhau để đạt được những mục tiêu chung đó. Theo Hayes (1997), ưu tiên chính trong xây dựng nhóm là phát triển một ý thức mạnh mẽ của nhóm. Sẽ khơng thể đạt một mục tiêu chung trừ khi thành viên trong nhóm xác định với nhau và thấy bản thân mình như là một thành viên khơng thể tách rời của nhóm.

Từ những phân tích trên, có thể rút ra khái niệm “xây dựng nhóm làm việc là toàn bộ các hoạt động được nhà quản trị triển khai trong giai đoạn thành lập nhóm, bao gồm việc lựa chọn các thành viên nhóm; xác định và phổ biến mục tiêu chung của nhóm; xây dựng các nét đặc trưng của nhóm; phân cơng cơng việc cho các thành viên nhóm và thiết lập cơ chế hoạt động của nhóm nhằm giúp nhóm làm việc đạt được mục tiêu chung đã đề ra”.

Theo cách tiếp cận này, xây dựng nhóm làm việc được hiểu bao gồm các hoạt động trong giai đoạn thành lập nhóm mà khơng bao gồm các hoạt động nhằm duy trì và hồn thiện phương thức làm việc nhóm của mỗi thành viên hay của tồn nhóm. Những hoạt động lãnh đạo, vận hành nhóm nhằm tăng cường kỹ năng làm việc nhóm, phát triển các quan hệ giao tiếp nhóm và giải quyết các vấn đề gây cản trở hiệu suất làm việc nhóm sẽ được đề cập trong những nội dung riêng ở các chương tiếp theo.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 46 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)