Hoàn cảnh tâm lý cá nhân của thành viên nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 90 - 91)

GIAO TIẾP TRONG NHÓM LÀM VIỆC

3.3.3.Hoàn cảnh tâm lý cá nhân của thành viên nhóm làm việc

Hồn cảnh tâm lý nói lên tâm trạng và cảm nhận của chủ thể giao tiếp tại thời điểm xảy ra q trình giao tiếp. Giao tiếp nhóm chịu ảnh hưởng lớn từ các yếu tố tâm lý cá nhân, bao gồm các hiện tượng xúc cảm, tình cảm, đến các quá trình nhận thức như tư duy, tưởng tượng đến ý chí, nhu cầu, động cơ thúc đẩy từng thành viên thực hiện các hoạt động này hay hoạt động khác. Các hiện tượng tâm lý đó gọi là tâm lý cá nhân, tức là các hiện tượng tâm lý thuộc về từng cá nhân, mang sắc thái riêng của mỗi cá nhân, là sự phản ánh mang tính chất cá nhân riêng lẻ. Các hiện tượng tâm lý cá nhân đó được nghiên cứu một cách tương đối độc lập với nhóm có cá nhân đó. Trong q trình tham gia vào hoạt động của nhóm làm việc, cá nhân tác động qua lại với những cá nhân khác, biểu lộ thái độ đánh giá, mong muốn của bản thân và của người khác, nhận biết người khác, ảnh hưởng và bị ảnh hưởng của người khác. Tâm lý của cá nhân khi đó một mặt chịu sự quy định của nhóm xã hội và sự tương tác xã hội, mặt khác điều chỉnh hành vi của bản thân cho phù hợp với yêu cầu và tình huống tương tác. Hệ quả tất yếu là làm nảy sinh các hiện tượng tâm lý chung ở nhiều cá nhân trong một nhóm.

Một ví dụ cụ thể về tâm lý an toàn của các thành viên trong nhóm làm việc. Theo Edmondson và Roloff (2009), tâm lý an tồn hướng tới một mơi trường nơi mà mọi người tự do cảm nhận để diễn tả những suy nghĩ và cảm nghĩ của họ. Đó là một môi trường về sự tin tưởng giữa các cá nhân và sự tôn trọng lẫn nhau nơi mà các thành viên nhóm có thể đưa ra những vấn đề và những câu hỏi mà không sợ phải trừng

phạt hay báo thù. Một mơi trường an tồn là cực kì quan trọng khi các thành viên nhóm cần đưa ra những phản hồi và phản chiếu về cuộc thảo luận của họ nhằm học hỏi làm thế nào để cải thiện. Nó là chìa khóa để đạt hiệu quả trong giao tiếp và cơng tác trong nhiều nhóm khác nhau.

Nhà quản trị nhóm đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập tâm lý an tồn cho các thành viên nhóm. Họ xúc tiến sự an tồn bằng việc tiếp thu những phản hồi trong khi cởi mở nhận những thơng tin chỉ trích. Họ khuyến khích các thành viên nâng cao tiếng nói bằng việc tạo điều kiện thuận lợi cho giao tiếp và hạn chế tối đa tình trạng đối lập.

Giá trị của sự an tồn về tâm lý có thể được nhìn thấy trong hoạt động của các nhóm làm việc bao gồm các thành viên có các chuyên môn khác nhau. Sự đa dạng về quan điểm trong các nhóm được quyết định cho sự thành cơng của họ, nhưng điều đó chỉ xảy ra khi các thành viên nhóm sẵn lịng chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ cho người khác. Những vấn đề đụng chạm giao tiếp nhóm như khơng tạo ra sự giao tiếp, sự im lặng, sự khác nhau về ngôn ngữ. Để vượt qua những vấn đề đó nhóm cần phát triển một mơi trường tâm lý an tồn để giảm nhẹ rủi ro về sự tương tác của các cá nhân.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 90 - 91)