GIAO TIẾP TRONG NHÓM LÀM VIỆC
3.1.2. Tầm quan trọng của giao tiếp trong nhóm làm việc
Khái niệm giao tiếp nhóm làm việc và chức năng của giao tiếp nhóm làm việc như đã trình bày ở trên đã nói lên tầm quan trọng của hoạt động này.
Trước hết, giao tiếp nói chung có tầm quan trọng đặc biệt trong
cuộc sống của con người và sự vận hành của xã hội.
Trong đời sống bình thường, việc trao đổi thông tin giữa các cá nhân với nhau là điều khơng thể thiếu được vì nó là hoạt động thiết yếu của con người trong xã hội. Hiểu một cách khác thì con người là tổng hịa các mối quan hệ xã hội. Để có thể sống, lao động và học tập, công tác con người không thể không dành thời gian để giao tiếp với các cá nhân khác.
Nhu cầu giao tiếp với người khác là một trong những nhu cầu cơ bản nhất và xuất hiện sớm nhất ở con người. Đó là điều kiện cần thiết để thúc đẩy sự hình thành và phát triển nhân cách. Qua giao tiếp con người mới có thể tiếp thu những kinh nghiệm, lịch sử xã hội (nền văn hóa vật chất và tinh thần) biến thành cách riêng của bản thân mình. Q trình lĩnh hội này thơng qua dạy học và giáo dục.
Qua giao tiếp con người hình thành ý thức vì khi giao tiếp con người sẽ nhận thức người khác, nhận thức được bản thân, đối chiếu cái quan sát được ở mình với cái nhìn của người khác, so sánh cái mình làm được với cái mà mọi người xung quanh chờ đợi, từ đó thu nhận được những thơng tin cần thiết để hình thành sự đánh giá bản thân, đồng thời cũng hiểu được tâm tư, tình cảm, ý nghĩ và nhu cầu của người khác.
Đối với nhóm làm việc, tầm quan trọng của giao tiếp được thể hiện
qua nhiều khía cạnh như:
- Giúp mỗi thành viên nhóm thể hiện quan điểm và năng lực bản thân cũng như của các thành viên khác trong nhóm làm việc. Trong quá trình giao tiếp, từng thành viên có thể nhận thức đánh giá bản thân mình trên cơ sở nhận thức đánh giá các thành viên khác. Theo cách này họ có xu hướng tìm kiếm ở người khác để xem ý kiến của mình có
đúng khơng, thừa nhận khơng. Trên cơ sở đó họ có sự tự điều chỉnh, điều khiển hành vi của mình theo hướng tăng cường hoặc giảm bớt sự thích ứng lẫn nhau.
- Giúp các thành viên thống nhất nhận thức, quan điểm và hành động, từ đó phối hợp tốt với nhau trong q trình triển khai công việc chung. Qua giao tiếp giúp các thành viên hiểu biết lẫn nhau, liên hệ với nhau và phối hợp làm việc cùng nhau một cách hiệu quả nhất.
- Giao tiếp giúp các thành viên có thể chia sẻ, truyền đạt kinh nghiệm, thuyết phục, kích thích các thành viên khác trong nhóm làm việc hoạt động, giải quyết các vấn đề trong quá trình hình thành, phát