Tầm quan trọng của việc lựa chọn thành viên nhóm làm việc

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 48 - 49)

XÂY DỰNG NHÓM LÀM VIỆC

2.2.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn thành viên nhóm làm việc

những nét đặc trưng phù hợp sẽ giúp nhóm đạt hiệu quả cao trong quá trình vận hành, giải quyết tốt các nhiệm vụ chung đặt ra cho nhóm. Cụ thể, nhóm sẽ thuận lợi hơn trong các hoạt động giao tiếp nhóm khi các thành viên có chung một mục đích và thấy bản thân mỗi người là một phần của nhóm. Một nhóm được xây dựng tốt, mục tiêu rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể sẽ giảm thiểu các xung đột tiêu cực trong làm việc và tăng cường sự cộng hưởng, giao tiếp xã hội giữa các thành viên nhóm. Điều đó giúp tạo động lực cho từng thành viên cũng như mơi trường làm việc tích cực cho nhóm. Các hoạt động đánh giá, đãi ngộ do vậy trở nên ít phức tạp hơn.

Nói tóm lại, ý nghĩa của câu nói “Đầu xi đi lọt” rất phù hợp để nhấn mạnh lại vai trị của xây dựng nhóm làm việc trong quản trị nhóm làm việc. Đây là bước đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động và sự hiệu quả của nhóm sau khi thành lập và đi vào hoạt động. Bởi vậy, mọi tổ chức, mọi nhà quản trị muốn nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong tổ chức, cần quan tâm làm tốt ngay từ khâu xây dựng nhóm làm việc.

2.2. Lựa chọn thành viên tham gia nhóm làm việc

2.2.1. Tầm quan trọng của việc lựa chọn thành viên nhóm làm việc làm việc

Nhóm là sự tập hợp của nhiều thành viên tham gia; mỗi thành viên đều có vai trị và vị trí quan trọng quyết định đến hiệu quả cơng việc chung của nhóm. Vì vậy, để lựa chọn được những thành viên phù hợp nhất cho nhiệm vụ mà nhóm đang giải quyết, các cá nhân cần được xem xét cẩn thận trước khi tuyển dụng vào nhóm.

Thực tế làm việc nhóm có nhiều tình huống đa dạng: Khơng phải cứ nhóm số lượng đơng là hiệu quả; Có nhóm rất thành cơng với dự án này nhưng lại thất bại với những dự án khác; Nhóm tập hợp những người giỏi trong tổ chức nhưng lại thất bại trong những dự án quan trọng hay nhóm với nhiều thành viên tham gia là lãnh đạo các cấp lại

khơng thể hồn thành dự án đúng thời gian với chi phí được duyệt. Ngược lại, có những nhóm với nguồn nhân lực hạn chế về chuyên mơn, vị trí trong tổ chức, số lượng nhân sự, lại hoàn thành xuất sắc những dự án được giao. Hiện tượng có vẻ lạ nhưng khơng hiếm gặp trong làm việc nhóm sẽ được làm sáng tỏ nếu như chúng ta tiến hành phân tích một cách có hệ thống các yêu cầu công việc, vai trị thành viên tham gia để từ đó lựa chọn được nhân sự phù hợp cho nhóm.

Cần xác định rằng, nhóm được thành lập để cộng hưởng các năng lực, kỹ năng và thái độ, hành vi của các thành viên. Nếu nhóm khơng biết rõ nhóm cần những thành viên như thế nào, có thế mạnh gì, vai trị ra sao, có thể cống hiến những gì cho nhóm thì cộng hưởng sẽ khó có thể xảy ra. Bởi vậy, lựa chọn thành viên phù hợp với nhóm là yếu tố then chốt quyết định sự hiệu quả của nhóm và sự hiệu quả của từng thành viên.

Một phần của tài liệu Giáo trình Quản trị nhóm làm việc: Phần 1 (Trang 48 - 49)