XÂY DỰNG NHÓM LÀM VIỆC
2.1.2. Vai trò của xây dựng nhóm làm việc
Xây dựng nhóm làm việc là giai đoạn đầu tiên trong “vịng đời” hình thành và phát triển của bất kỳ nhóm làm việc nào. Một nhóm có sự phối hợp tốt giữa các thành viên, đạt hiệu suất cao trong cơng việc, hồn thành tốt các mục tiêu chung đã đề ra hay không phụ thuộc một phần rất lớn vào việc nhóm có được xây dựng tốt ngay từ khi thành lập hay không.
Trong giai đoạn xây dựng nhóm làm việc, nếu lựa chọn đúng các thành viên có những phẩm chất, kỹ năng nhóm cần, phân cơng cơng
việc và đề ra kế hoạch hợp lý, xác định cơ chế làm việc hiệu quả cùng những nét đặc trưng phù hợp sẽ giúp nhóm đạt hiệu quả cao trong q trình vận hành, giải quyết tốt các nhiệm vụ chung đặt ra cho nhóm. Cụ thể, nhóm sẽ thuận lợi hơn trong các hoạt động giao tiếp nhóm khi các thành viên có chung một mục đích và thấy bản thân mỗi người là một phần của nhóm. Một nhóm được xây dựng tốt, mục tiêu rõ ràng, phân công nhiệm vụ cụ thể sẽ giảm thiểu các xung đột tiêu cực trong làm việc và tăng cường sự cộng hưởng, giao tiếp xã hội giữa các thành viên nhóm. Điều đó giúp tạo động lực cho từng thành viên cũng như mơi trường làm việc tích cực cho nhóm. Các hoạt động đánh giá, đãi ngộ do vậy trở nên ít phức tạp hơn.
Nói tóm lại, ý nghĩa của câu nói “Đầu xi đi lọt” rất phù hợp để nhấn mạnh lại vai trị của xây dựng nhóm làm việc trong quản trị nhóm làm việc. Đây là bước đầu tiên có ảnh hưởng lớn đến tất cả các hoạt động và sự hiệu quả của nhóm sau khi thành lập và đi vào hoạt động. Bởi vậy, mọi tổ chức, mọi nhà quản trị muốn nâng cao hiệu quả làm việc nhóm trong tổ chức, cần quan tâm làm tốt ngay từ khâu xây dựng nhóm làm việc.