Giai đoạn từ tháng 10 năm 2008 đến nay

Một phần của tài liệu Th s kinh tế phát triển chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ở việt nam (Trang 76 - 81)

- Công văn việc làm

2.1.3. Giai đoạn từ tháng 10 năm 2008 đến nay

Các tháng 9, 10, 11, 12 năm 2008 tốc độ tăng của chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng chậm hơn 3 tháng trớc: Tháng 9 chỉ tăng 0,2%, nhng các tháng sau đó thậm chí giảm sâu (tháng 10: -0,2%; tháng 11: -0,8%; tháng 12: -0,7%). Sang năm 2009, giá tiêu dùng tăng cao ở 2 tháng đầu, giảm trong tháng 3, sau đó tăng nhẹ trong các tháng từ tháng 4 đến tháng 11. Cho nên, từ tháng 9 năm 2008 đến tháng 11 năm 2009 là một giai đoạn khá thành công trong việc giảm đáng kể chỉ số giá tiêu dùng, sau khi đã có gần hai năm chỉ số giá tiêu dùng tăng ở mức hai con số.

Nguồn: Số liệu từ http:// www.mpi.gov.vn

Tuy nhiên, sang tháng 12 năm 2009 và hai tháng đầu năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng lại có xu hớng tăng mạnh. Chỉ tính hai tháng đầu năm 2010, chỉ số giá so với tháng 12 năm 2009 đã tăng 3,4%, báo hiệu nguy cơ có thể gia tăng lạm phát hai con số ở năm 2010.

Phân tích chi tiết theo các nhóm hàng hóa cho thấy việc tăng giá nhóm hàng lơng thực, thực phẩm chỉ đóng góp 38% trong khi nhóm hàng phi lơng thực thực phẩm đóng góp 62% năm 2009 về việc tăng chỉ số giá tiêu dùng.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến CPI các tháng trong hai năm 2009 -

Nguồn: Số liệu từ http:// www.mpi.gov.vn

Năm 2010, chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng. Mức tăng bình quân năm 2010 so với 2009 là 9,19%, cao hơn so với mức tăng tơng ứng của năm 2009 là 6,88% nhng thấp hơn so với mức tăng tơng ứng của năm 2008 là 19,89%.

Bớc sang năm 2011, chỉ số giá tiêu dùng bình quân 5 tháng đầu năm 2011 so với 5 tháng năm 2010 tăng 15,09% (nguồn Tổng cục Thống kê).

Dới áp lực kiềm chế lạm phát, ngày 24 tháng 02 năm 2011 Chính phủ ban hành Nghị quyế số 11/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, bảo đảm an sinh xã hội. Tiếp đó, kịch bản tăng trởng kinh tế của Chính phủ đề ra trong năm 2011 đã phải thay đổi; mục tiêu tăng trởng GDP đã đợc Chính phủ điều chỉnh cho phù hợp với tình hình mới; lạm phát sau

những tháng đầu năm tăng với tốc độ cao, sau những tác động từ các biện pháp trong Nghị quyết 11 đã có dấu hiệu giảm dần trong các tháng qua.

Trong báo cáo của Bộ Kế hoạch & Đầu t trình lên ủy ban Kinh tế và ngân sách của Quốc hội đã nhìn nhận, lạm phát tuy đã từng bớc đợc kiềm chế nhờ việc thực hiện các giải pháp của Nghị quyết số 11/NQ-CP nhng vẫn còn ở mức cao. CPI tháng 6-2011 so với tháng 12 năm ngối đã tăng khoảng 13%, gần gấp đơi so với chỉ tiêu 7% đợc Quốc hội phê duyệt. Chính phủ đã phải điều chỉnh mức tăng CPI trong năm 2011 lên con số 15%. Theo ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc gia Ngân hàng Phát triển châu á (ADB) tại Việt Nam nhận định, lạm phát ở Việt Nam hàng tháng sẽ đợc hạ thấp nhờ việc thực hiện thành công Nghị quyết số 11/NQ-CP.

Với các biện pháp quyết liệt từ Nghị quyết 11/NQ-CP của Chính phủ, chỉ số giá tiêu dùng lần đầu tiên giảm với tốc độ khá mạnh từ tháng 5/2011 (với tốc độ tăng ở mức 2,21%), sang tháng 6/2011 chỉ số giá tiêu dùng chỉ còn tăng 1,09% so với tháng trớc (số liệu này đã đợc Tổng cục Thống kê cơng bố chính thức) và đợc các chuyên gia kinh tế đánh giá là sẽ tiếp tục giảm. Nh vậy, chỉ số giá tiêu dùng đã có 2 tháng liên tiếp giảm tốc độ tăng với biên độ tháng sau thấp hơn tháng trớc khoảng 1%.

Tuy nhiên, dù thơng tin trên đợc cho là những tín hiệu tích cực, nhng mức tăng này vẫn cịn khá cao nếu nhìn lại chỉ tiêu CPI hàng tháng trong vài năm qua. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 5/2011 tăng 2,21% so với tháng trớc; nếu so với tháng 12-2010 tăng 12,07%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng

6/2011 đã tăng 13,29%, gần gấp hai lần so với lạm phát kế hoạch và đang tiến rất nhanh tới mục tiêu điều chỉnh 15% mới đợc Chính phủ đặt ra.

Nhìn lại diễn biến chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2011, có 2 điểm đáng lu ý: một là chỉ số giá tiêu dùng không giảm hoặc tăng thấp ở tháng sau Tết Nguyên đán mà lên đến đỉnh của nửa đầu năm; hai là CPI giảm tốc rất nhanh, cả đỉnh và đáy đều nằm trong quý 2/2011.

Cùng lúc Chính phủ đa ra một loạt chính sách điều chỉnh giá cả điện, xăng dầu, than… sau giai đoạn dài kìm nén, chỉ số giá tiêu dùng tháng 4/2011 tăng đột biến và cao hơn cả tháng Tết nguyên đán trớc đó. Tuy nhiên, ngay lập tức các giải pháp thắt chặt tiền tệ, tài khóa đã đợc áp dụng để hỗ trợ kiểm soát lạm phát.

Tổng phơng tiện thanh toán M2 là chỉ tiêu đầu tiên đ- ợc kiểm soát kỹ. Công bố mới nhất cho thấy, tính đến 10/6/2011, tăng trởng M2 mới đạt 2,33%, tơng đơng khoảng 1/5 con số cùng kỳ năm 2010, dù nửa đầu năm trớc cũng là giai đoạn thực thi chính sách tiền tệ thận trọng. Tăng trởng tín dụng tơng ứng cũng mới đạt 7,05%, chỉ bằng khoảng 2/3 so với cùng thời điểm của năm 2010.

Phía cung chịu ảnh hởng mạnh của loạt điều chỉnh lớn này. Một con số tham khảo là gần 79 nghìn tỷ đồng đợc Ngân hàng nhà nớc hút ròng qua thị trờng mở trong khoảng thời gian Tổng cục Thống kê thu thập số liệu tính chỉ số giá tiêu dùng tháng 6/2011.

Nhìn vào tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng, tốc độ tăng đã loại trừ yếu tố giá mấy tháng gần đây đã thấp hơn hẳn so với cùng kỳ các năm trớc.

Doanh nghiệp thì chịu thêm chí phí vốn, lao động và tỷ giá làm tăng giá thành nguyên liệu nhập khẩu. Nền sản xuất cũng vào vịng quay khó khăn hơn. Tăng trởng sản lợng toàn bộ nền kinh tế 6 tháng năm 2011 đuối hơn cùng kỳ năm trớc. Thành thử, giá cả lại một lần nữa chịu thêm tác động từ nguồn cung hạn chế.

Nh vậy nguyên nhân tăng chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao giai đoạn này chủ yếu do giá cả trên thị trờng thế giới nh: xăng dầu, lơng thực, thực phẩm tăng mạnh, gây áp lực giá đối với thị trờng trong nớc. Việc tăng giá ở nhiều mặt hàng thiết yếu làm tăng chi phí đầu vào sản xuất cũng nh tác động đến tâm lý ngời tiêu dùng, gây phản ứng tăng giá dây chuyền lên nhiều mặt hàng khác và hình thành mặt bằng giá cao hơn trớc.

Một phần của tài liệu Th s kinh tế phát triển chính sách tiền tệ trong kiểm soát lạm phát ở việt nam (Trang 76 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(156 trang)
w