Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 34)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5. Ý nghĩa của đề tài

2.2 Tổng quan về NHTMCP Ngoại thương Việt Nam CN Lâm Đồng

2.2.2.3 Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.3: Kết quả hoạt động kinh doanh VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016 - 03/2019

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 31/12/2016 31/12/2017 31/12/2018 31/03/2019 Tổng lợi nhuận 244.15 101.52 190.70 47.48 Tổng thu nhập 675.00 534.04 722.70 194.91 Tổng chi phí 430.85 432.52 532.00 147.43

(Nguồn: Báo cáo HĐKD VCB Lâm Đồng)

Qua bảng số liệu trên ta thấy: Năm 2017 tổng thu nhập của VCB Lâm Đồng đạt 534,04 tỷ đồng; giảm 140,96 tỷ đồng so với năm 2016. Nguyên nhân: do trong năm 2016, CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng dự phịng rủi ro nên góp phần làm cho tổng thu nhập năm 2016 tăng cao. Đến năm 2018, tổng thu nhập đạt 722,7 tỷ đồng, tăng 188,66 tỷ đồng so với năm 2017, do trong năm 2018 CN thu được nợ xấu đã xử lý bằng dự phịng rủi ro, chính vì vậy tổng thu nhập của CN có sự tăng trưởng đột biến với mức tăng 35,3%. Trong khi đó, năm 2017 CN có sự kiểm sốt tốt về mặt chi phí. Dù năm 2017, quy mơ tổng huy động vốn là 3.998 tỷ đồng và tổng dư nợ là 4.073 tỷ đồng; đều có sự tăng trưởng cao so với năm 2016 nhưng CN kiểm sốt chi phí ở mức 432,52 tỷ đồng; chỉ tăng 1,67 tỷ đồng so với năm 2016. Đến năm 2018, tổng chi phí là 532 tỷ đồng, tăng 99,48 tỷ đồng so với năm 2017.

Tổng lợi nhuận của CN năm 2016 đạt 244,15 tỷ đồng, trong đó có sự đóng góp của khoản thu nợ ngoại bảng đã xử lý bằng quỹ dự phòng rủi ro. Tương tự, năm 2018 tổng lợi nhuận đạt 190,7 tỷ đồng, tăng 89,18 tỷ đồng so với năm 2017 với mức tăng 87,8%; do năm 2018 CN đã thu được khoản nợ ngoại bảng, góp phần tăng lợi nhuận.

2.2.3 Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam

Hệ thống KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam hiện nay được ban hành theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018; thay thế nội dung về hệ thống KSNB tại Quyết định số 1340/QĐ-VCB-HĐQT ngày 19/11/2015.

Theo Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam được ban hành theo Quyết định số 2596/QĐ-VCB-HĐQT ngày 28/12/2018 thì “Hệ thống KSNB là tập hợp các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của NHNT được xây dựng phù hợp với quy định tại Luật các TCTD, Thông tư của NHNN về HTKSNB của NHTM và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan và được tổ chức thực hiện nhằm kiểm sốt, phịng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra. HTKSNB thực hiện giám sát của quản lý cấp cao, KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ”.

“KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm sốt nhằm kiểm sốt xung đột lợi ích, kiểm sốt rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNT đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.

2.2.3.1 Các yêu cầu đối với hệ thống KSNB của NHNT:

Hệ thống KSNB của NHNT phải: Đảm bảo hiệu quả và an toàn trong hoạt động; Bảo vệ, quản lý, sử dụng an toàn, hiệu quả tài sản và các nguồn lực; Hệ thống thơng tin tài chính và thơng tin quản lý trung thực, hợp lý, đầy đủ và kịp thời; Tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy trình, quy định nội bộ; HTKSNB được xây dựng phù hợp với quy mô, điều kiện và mức độ phức tạp trong hoạt động kinh doanh; NHNT có đầy đủ nguồn lực về tài chính, con người, công nghệ thông tin để đảm bảo hiệu quả của HTKSNB; NHNT xây dựng và duy trì văn hóa kiểm sốt, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp.

2.2.3.2 Ba tuyến bảo vệ độc lập của Hệ thống KSNB của NHNT:

* Tuyến bảo vệ thứ nhất: có chức năng nhận dạng, kiểm sốt và giảm thiểu rủi ro do các bộ phận sau thực hiện: (1) các bộ phận kinh doanh, các bộ phận có chức năng tạo ra doanh thu khác, các bộ phận có chức năng thực hiện các quyết định có rủi ro; (2) các bộ phận có chức năng phân bổ hạn mức rủi ro, kiểm soát rủi ro, giảm thiểu rủi ro đối với từng loại hình giao dịch, từng loại hình kinh doanh; (3) bộ phận nhân sự, bộ phận kế toán.

* Tuyến bảo vệ thứ hai: có chức năng xây dựng chính sách quản lý rủi ro, quy định nội bộ về quản trị rủi ro, đo lường, theo dõi rủi ro và tuân thủ quy định pháp luật do các bộ phận sau thực hiện: (1) bộ phận tuân thủ, (2) bộ phận quản lý rủi ro.

* Tuyến bảo vệ thứ ba: có chức năng kiểm tốn nội bộ do bộ phận kiểm toán nội bộ thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và Thông tư của NHNN về HTKSNB trong từng thời kỳ.

2.2.3.3 Quy định về KSNB:

phận tại NHNT nhằm đảm bảo các yêu cầu sau: Các hoạt động của NHNT tuân thủ quy định của pháp luật; Kiểm sốt xung đột lợi ích, phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm; Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cá nhân, bộ phận đối với KSNB để xây dựng, duy trì văn hóa kiểm sốt của NHNT; NHNT thực hiện KSNB thơng qua hoạt động kiểm sốt, cơ chế trao đổi thông tin và hệ thống thông tin quản lý.

2.2.3.4 Quy định về hoạt động kiểm soát:

NHNT thực hiện hoạt động kiểm sốt thơng qua các nội dung sau: (1) việc phân cấp thẩm quyền phê duyệt; (2) quy định chức năng, nhiệm vụ của cá nhân, bộ phận từ cấp thấp nhất đến cấp cao nhất trong tất cả các giao dịch, quy trình nghiệp vụ tại NHNT; (3) phân cấp trách nhiệm quản lý của từng cá nhân, bộ phận đối với tài sản; (4) thực hiện hạch toán kế toán tuân thủ đúng quy định về chuẩn mực và chế độ kế toán, tổng hợp, lập và gửi các loại báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHNT, việc hạch toán kế toán được kiểm tra, đối chiếu để đảm bảo phát hiện, xử lý kịp thời các sai sót và phải được báo cáo cấp có thẩm quyền; (5) có biện pháp phịng ngừa, xử lý kịp thời đối với các sai phạm, hành vi vi phạm quy định của pháp luật, quy định nội bộ của NHNT; (6) phân bổ nguồn nhân lực phù hợp với từng hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát.

Trụ sở chính NHNT thực hiệm kiểm sốt đối với CN, đơn vị phụ thuộc khác đảm bảo: (1) trụ sở chính giám sát, kiểm sốt được các giao dịch, hoạt động của CN, đơn vị phụ thuộc khác, bao gồm cả việc giám sát, kiểm sốt thơng qua cá nhân, bộ phận thực hiện chức năng kiểm soát tại CN, đơn vị phụ thuộc; (2) có quy định về chức năng, nhiệm vụ, cơ chế báo cáo, tiền lương, khen thưởng, kỷ luật, luân chuyển cán bộ và cơ chế khác để đảm bảo tính độc lập, khơng xung đột lợi ích của cá nhân, bộ phận thực hiện hoạt động kiểm sốt tại CN, đơn vị phụ thuộc; (3) có cơ chế cho phép khách hàng tra soát, kiểm tra, đối chiếu giao dịch thực hiện tại CN, đơn vị phụ thuộc khác với TSC của NHNT.

Định kỳ hàng năm hoặc đột xuất, Tổng Giám đốc chỉ đạo lập báo cáo nội bộ về KSNB gửi HĐQT, Ban kiểm soát, Ủy ban quản lý rủi ro.

2.2.3.5 Quy định về cơ chế trao đổi thông tin, hệ thống thông tin quản lý:

* Cơ chế trao đổi thông tin:

NHNT thiết lập cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo mọi cá nhân ở tất cả các cấp, các bộ phận có liên quan được thông báo, phổ biến, tuyên truyền về HTKSNB để hiểu rõ, nhận thức thống nhất, đầy đủ về chính sách, quy trình, mục tiêu kinh doanh, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn của mình.

Cơ chế trao đổi thông tin được thực hiện thông qua hệ thống thông tin quản lý và các cơ chế trao đổi thông tin khác. Cơ chế trao đổi thông tin đảm bảo các nguyên tắc sau: thông tin về mục tiêu, chiến lược, chính sách, quy trình được trao đổi từ cấp cao xuống cấp dưới và đến các cá nhân, bộ phận có liên quan; thơng tin về HTKSNB, kết quả hoạt động được trao đổi từ cấp dưới lên cấp cao và từ CN, đơn vị phụ thuộc khác lên TSC để nắm rõ các trạng thái rủi ro, tình hình hoạt động kinh doanh của NHNT; thông tin về sản phẩm mới, hoạt động trong thị trường mới, tổn thất, gian lận, nguy cơ xảy ra tổn thất, gian lận được trao đổi kịp thời cho các bộ phận quản lý rủi ro, kiểm toán nội bộ và các bộ phận liên quan khác; có cơ chế báo cáo trực tiếp, độc lập, kịp thời cho các cấp thẩm quyền.

* Hệ thống thông tin quản lý:

NHNT thiết lập hệ thống thông tin quản lý để cung cấp thông tin, báo cáo nội bộ cho HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc và các cá nhân, bộ phận có liên quan để thực hiện chức năng, nhiệm vụ.

Hệ thống thông tin quản lý bao gồm: các báo cáo nội bộ và các thông tin quản lý khác; cơ cấu tổ chức quản lý, vận hành hệ thống thông tin quản lý; thu thập, xử lý, lưu trữ, cung cấp thông tin, xây dựng, gửi, tiếp nhận và xử lý báo cáo; cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin phù hợp.

2.2.3.6 Quy định về giám sát của quản lý cấp cao:

NHNT thiết lập cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT, Ban kiểm soát, Tổng Giám đốc theo quy định tại Luật các TCTD, phù hợp với quy định của NHNN về

HTKSNB đối với NHTM và quy định khác của pháp luật trong từng thời kỳ. Giám sát của quản lý cấp cao phải đảm bảo KSNB, quản lý rủi ro, đánh giá nội bộ về mức đủ vốn và kiểm toán nội bộ được thực hiện hiệu quả, đạt được yêu cầu đề ra. Cơ cấu tổ chức giám sát của HĐQT gồm: Ủy ban quản lý rủi ro; Ủy ban nhân sự; Ủy ban khác để giúp HĐQT thực hiện giám sát của quản lý cấp cao. Cơ cấu tổ chức giám sát của Ban kiểm soát: thực hiện theo quy định tại Luật các TCTD và quy định nội bộ của Ban kiểm soát. Tổng Giám đốc thành lập Hội đồng rủi ro, Hội đồng ALCO, Hội đồng quản lý vốn để đề xuất, tham mưu cho Tổng giám đốc.

2.3 Biểu hiện của vấn đề

Thứ nhất, với tốc độ tăng trưởng tín dụng cao trong giai đoạn 2016-2018 (năm 2017 so với 2016 tăng 32,15%, năm 2018 so với 2017 tăng 30,52%) và đến 31/03/2019 dư nợ tín dụng đạt 5.755 tỷ đồng, tăng 439 tỷ đồng so với 31/12/2018. Trong khi đó, nhân sự làm cơng tác tín dụng tại VCB Lâm Đồng lại rất mỏng, dư nợ tín dụng bình qn trên một cán bộ tín dụng tăng qua các năm và cao hơn mức bình quân trên địa bàn khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên của VCB. Với áp lực chỉ tiêu kinh doanh ngày càng cao, trong khi nhân sự tại CN lại mỏng, nên công tác kiểm tra, kiểm soát sau cho vay ngày càng ít được chú trọng. Các phịng tập trung vào cơng tác kinh doanh nhằm hoàn thành các chỉ tiêu được giao; trong khi công tác hậu kiểm không đủ nhân sự, thời gian để thực hiện. Kết quả kiểm tra qua các năm cho thấy mức độ sai sót trong cơng tác tín dụng tập trung chủ yếu ở khâu kiểm tra sau cho vay như: chưa thực hiện định giá lại tài sản bảo đảm định kỳ theo quy định, giải ngân nhưng hồ sơ, chứng từ rút vốn vay chưa đầy đủ hoặc chưa phù hợp với mục đích vay vốn, một số trường hợp nội dung biên bản kiểm tra sử dụng vốn vay chưa đánh giá đầy đủ các khoản mục trọng yếu như khoản phải thu, phải trả, khả năng luân chuyển hàng tồn kho chiếm tỷ trọng lớn có thể ảnh hưởng đến kế hoạch trả nợ vay,….

Bảng 2.4: Số liệu về tình hình nhân sự, dư nợ bình quân trên một cán bộ tín dụng tại VCB Lâm Đồng giai đoạn 2016-2018 và dự kiến 2019

Tiêu chí Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Dự kiến năm 2019

Tổng nhân sự tại CN (Người) 97 99 108 118

Nhân sự làm cơng tác tín dụng (Người) 33 35 40 46 Trong đó: - Lãnh đạo phòng (Người) 12 12 14 16 - Cán bộ làm cơng tác tín dụng (Người) 21 23 26 30 Tỷ trọng nhân sự làm cơng tác tín dụng (%) 34% 35% 37% 39% Dư nợ tín dụng (Tỷ đồng) 3,082 4,073 5,316 7,125

Dư nợ bình qn trên 1 cán bộ tín dụng (Tỷ đồng/ người) 147 177 204 238 Dư nợ bình qn trên 1 cán bộ tín

dụng tại VCB khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (Tỷ đồng/ người)

139 166 195 228

(Nguồn: Báo cáo HĐKD và Báo cáo nhân sự VCB Lâm Đồng)

Thứ hai, cùng với đó, nhân sự làm cơng tác kiểm tra tại CN chỉ có một người, thuộc Phịng Kế tốn, lại kiêm nhiệm thêm nhiệm vụ chun mơn của phịng nên công tác kiểm tra không được thực hiện bao quát, số lần kiểm tra không nhiều: chỉ thực hiện kiểm tra tại các phòng giao dịch ở xa CN, không kiểm tra nghiệp vụ chuyên mơn tại các phịng đầu mối tại trụ sở CN như Phòng Khách hàng doanh nghiệp, Phòng Khách hàng bán lẻ, Phòng Dịch vụ khách hàng, Phòng Quản lý nợ, Phịng Ngân quỹ. Thêm vào đó, cán bộ làm cơng tác kiểm tra tại CN do có nhiều kinh nghiệm trong q trình cơng tác, đã

luân chuyển qua vài vị trí chun mơn nên được bố trí, phân cơng làm cơng tác kiểm tra; trong khi chưa được qua đào tạo nghiệp vụ, kỹ năng kiểm tra. Đối với một số nghiệp vụ chuyên môn mà cán bộ kiểm tra chưa được công tác qua nên khơng có nhiều kinh nghiệm, chủ yếu dựa vào việc nghiên cứu văn bản, chế độ để tích lũy kiến thức. Một số cán bộ tại các phòng nghiệp vụ khác được trưng tập vào các Tổ Kiểm tra tại CN nhiều người năng lực chun mơn chưa tốt, chưa có nhiều kinh nghiệm; đồng thời khơng có nhiều thời gian đầu tư cho công tác kiểm tra do vẫn phải tập trung thực hiện nhiệm vụ chuyên môn hàng ngày, tập trung thực hiện chỉ tiêu kế hoạch kinh doanh.

Thứ ba, hệ thống NH lõi Core banking của Vietcombank đã được đưa vào sử dụng từ năm 1999. Đến nay, sau 20 năm triển khai, vận hành chỉ mới được nâng cấp một lần nên hệ thống đã yếu, không đáp ứng được nhu cầu ngày càng phát triển của NH. Các phần mềm ứng dụng quá nhiều với hơn 30 ứng dụng nghiệp vụ khác nhau và mỗi ứng dụng lại có tên truy cập, mật khẩu truy cập khác nhau gây khó khăn cho người sử dụng. Một số lỗi đã xảy ra như các cảnh báo tự động của hệ thống bị bỏ sót, trong một vài trường hợp khi tác nghiệp giải ngân vượt hạn mức của khách hàng nhưng hệ thống không chặn giao dịch hoặc cảnh báo giao dịch. Hệ thống không hỗ trợ đủ các cảnh báo tự động trong tất cả các nghiệp vụ, các tác nghiệp thủ cơng vẫn cịn nhiều nên dễ dẫn đến sai sót trong tác nghiệp. Bên cạnh đó, chưa có các phần mềm hỗ trợ cơng tác kiểm tra kiểm sốt, giám sát từ xa; các chương trình giúp chiết xuất dữ liệu tự động, khoanh vùng các giao dịch đáng ngờ, có dấu hiệu vi phạm để hỗ trợ cơng tác rà sốt dữ liệu,…

Thứ tư, một số quy trình nghiệp vụ của Vietcombank được ban hành lâu từ năm 1990, 2000. Trong đó, có một số quy định đã khơng cịn phù hợp với thực tiễn nhưng chưa được các phòng chức năng tại trụ sở chính VCB rà sốt; chỉnh sửa, bổ sung. Do vậy, khi triển khai thực hiện sẽ dẫn đến những vi phạm, sai sót. Cùng với đó, tại một số quy trình vẫn chưa được thiết lập đủ các chốt kiểm soát theo nguyên tắc 2 tay 4 mắt để kiểm sốt rủi ro, kiểm sốt các sai sót.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 34)