CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM
3.1.1 Khái niệm hệ thống KSNB
Một trong những định nghĩa đầu tiên về KSNB được Viện kế toán Hoa Kỳ đưa ra vào năm 1949. Định nghĩa này của Viện kế tốn Hoa Kỳ trích trong nghiên cứu của Amanson (1987) về Lý thuyết và thực hành trong quản lý thủy sản (Theoretical and practical fishery management): “KSNB là sự kết hợp kế hoạch của một tổ chức và tất cả
các phương pháp, các biện pháp được áp dụng trong tổ chức đó nhằm đảm bảo sự an toàn của tài sản, kiểm tra tính chính xác và tin cậy của các thông tin do kế toán cung cấp, thúc đẩy hiệu quả hoạt động và khuyến khích việc tuân thủ các chính sách quản lý đã được xây dựng”.
Theo quan điểm này thì KSNB là sự kết hợp giữa kế hoạch và thực tiễn thông qua các phương pháp cụ thể riêng để giúp cho nhà quản lý bảo vệ sự an tồn của tài sản; đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả của cơng tác kế tốn, giúp nâng cao ý thức tuân thủ các chính sách quản lý mà tổ chức đó đã xây dựng. KSNB là một cơng cụ giúp các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu của đơn vị, mà theo quan điểm này mục tiêu bảo vệ tài chính cho doanh nghiệp được chú trọng.
Trước khi có Báo cáo COSO 1992 thì các khái niệm về KSNB chưa được định nghĩa một cách đầy đủ trên các phương diện. COSO được thành lập để thống nhất định nghĩa về KSNB và các bộ phận cấu thành KSNB phục vụ cho nhu cầu của các đối tượng khác nhau. Theo COSO 1992 thì KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá
trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu: đảm bảo sự tin cậy của Báo cáo tài chính, đảm bảo sự tuân thủ các quy định và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả”.
Như vậy, theo quan điểm của COSO 1992 thì khái niệm về KSNB đã được mở rộng hơn so với quan điểm về KSNB của Viện kế tốn Hoa Kỳ năm 1949. Theo đó yếu tố con
người gồm: người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị. Về mục tiêu của KSNB mở rộng gồm cả ba mục tiêu: độ tin cậy của báo cáo tài chính, sự tuân thủ quy định và luật lệ, đảm bảo các hoạt động được thực hiện hiệu quả.
Đến cuối năm 2003, IAASB thuộc Liên đồn Kế tốn quốc tế đã ban hành một số chuẩn mực kiểm toán. Theo chuẩn mực ISA 315 “Hiểu biết tình hình kinh doanh, mơi trường của doanh nghiệp và đánh giá rủi ro có sai phạm trọng yếu” thì khái niệm KSNB được định nghĩa như sau: “KSNB là một quá trình được thiết kế và chịu sự chi phối của
các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động cùng hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”.
Theo quan điểm của IAASB thì KSNB là một quá trình, là một hệ thống; hoạt động KSNB là một quá trình gồm nhiều hoạt động, bao quát trên mọi hoạt động của đơn vị và ở nhiều cấp độ khác nhau. Quá trình KSNB chịu sự chi phối của nhiều cá nhân chứ không phải của một vài cá nhân đơn lẻ; trong đó gồm cả các nhà quản lý và các nhân viên trong tổ chức. So với các khái niệm trước đây thì khái niệm KSNB theo quan điểm này đã được mở rộng về đối tượng, về quy mô; mục tiêu của hoạt động KSNB cũng đã được chỉ rõ gồm ba mục tiêu chính là kiểm sốt BCTC, kiểm sốt hiệu quả hoạt động và đảm bảo tính tuân thủ các quy định, luật lệ.
Theo Liên đồn kế tốn quốc tế (2009), KSNB được hiểu là “một quá trình được
thiết kế và chịu sự chi phối của các nhà quản lý và các nhân viên trong một tổ chức nhằm cung cấp sự đảm bảo hợp lý về việc đạt được các mục tiêu liên quan đến độ tin cậy của báo cáo tài chính, hiệu quả hoạt động và hiệu năng quản lý và tuân thủ các quy định, luật lệ”.
Sau hơn 20 năm kể từ ngày phát hành Báo cáo KSNB - Khuôn khổ hợp nhất lần đầu tiên, năm 2013 COSO đã ban hành bản cập nhật mới là COSO Internal Control 2013. Theo đó, khái niệm về KSNB đã được cập nhật và mở rộng hơn. Theo COSO 2013: “KSNB là một quy trình do người quản lý, Hội đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị
chi phối, được thiết lập để cung cấp một sự đảm bảo hợp lý nhằm thực hiện các mục tiêu liên quan đến hoạt động, báo cáo và tuân thủ”.
Theo khái niệm này, mục tiêu hoạt động và mục tiêu tuân thủ vẫn giữ nguyên so với các khái niệm KSNB trước đây của COSO, nhưng mục tiêu về báo cáo đã được mở rộng. Một số nội dung chính của hoạt động KSNB được nhấn mạnh gồm:
Thứ nhất là, mục tiêu của KSNB được khái quát hơn và đạt mức độ cao hơn các khái niệm trước đó. Mục tiêu KSNB gồm ba mục tiêu là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu báo cáo, mục tiêu tuân thủ.
Thứ hai, KSNB là một quá trình tiếp diễn liên tục chứ không phải là những hoạt động đơn lẻ; hoạt động kiểm soát được triển khai ở tất cả các hoạt động của đơn vị, từ khâu lập kế hoạch đến khâu thực hiện và giám sát thực hiện.
Thứ ba, KSNB được thiết kế và vận hành bởi người quản lý, HĐQT và các nhân viên trong tổ chức. Điều này có nghĩa là mọi thành viên trong tổ chức đều phải hiểu rõ quyền hạn, trách nhiệm của mình và thực hiện phù hợp với mức độ quan tâm tại từng vị trí khác nhau.
Ở Việt Nam, khái niệm về KSNB có một số quan điểm như sau:
Theo Chuẩn mực Kiểm toán Việt Nam số 315 (2012): “KSNB là quy trình do Ban
quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị thiết kế, thực hiện và duy trì để tạo ra sự đảm bảo hợp lý về khả năng đạt được mục tiêu của đơn vị trong việc đảm bảo độ tin cậy của báo cáo tài chính, đảm bảo hiệu quả, hiệu suất hoạt động, tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan”.
Theo quan điểm của Chuẩn mực kiểm tốn Việt Nam số 315 thì KSNB là quy trình được thiết kế và vận hành bởi các cá nhân, bộ phận trong tổ chức chứ không phải do một cá nhân đơn lẻ nào, gồm: Ban quản trị, Ban Giám đốc và các cá nhân khác trong đơn vị. So với quan điểm COSO 2013 thì quan điểm này có nhiều điểm tương đồng. Đối tượng của KSNB được mở rộng và mục tiêu của KSNB cũng được bao quát hơn, gồm cả mục tiêu về độ tin cậy của BCTC, mục tiêu về hiệu quả hoạt động và mục tiêu về tính tn thủ
Theo Chuẩn mực Kiểm tốn Việt Nam số 400 (2001) thì: “Hệ thống KSNB là các
quy định và các thủ tục kiểm soát do đơn vị được kiểm toán xây dựng và áp dụng nhằm bảo đảm cho đơn vị tuân thủ pháp luật và các quy định, để kiểm tra, kiểm soát, ngăn ngừa và phát hiện gian lận, sai sót, để lập báo cáo tài chính trung thực và hợp lý, nhằm bảo vệ, quản lý và sử dụng có hiệu quả tài sản của đơn vị. Hệ thống KSNB bao gồm mơi trường kiểm sốt, hệ thống kế toán và các thủ tục kiểm soát”.
Theo Điều 39 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 năm 2015 cho rằng “KSNB là việc
thiết lập và tổ chức thực hiện trong nội bộ đơn vị kế toán các cơ chế, chính sách, quy trình, quy định nội bộ phù hợp với quy định của pháp luật nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra”.
Tuy nhiên, quan điểm về KSNB tại Luật Kế tốn số 88/2015/QH13 có sự khác biệt hơn. Mục tiêu của KSNB theo quan điểm này là nhằm phòng ngừa, phát hiện, xử lý rủi ro và đạt được yêu cầu đề ra.