Bài học kinh nghiệm về KSNB cho VCB Lâm Đồng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 60 - 61)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5. Ý nghĩa của đề tài

3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM

3.1.6.3 Bài học kinh nghiệm về KSNB cho VCB Lâm Đồng

Với các trường hợp kinh nghiệm về KSNB tại một số nước trên thế giới, cũng như các trường hợp đã xảy ra tại Việt Nam mà tác giả đã đề cập tại Mục 3.1.5.1 và 3.1.5.2 nêu trên; có thể đưa ra những bài học kinh nghiệm về KSNB tại NHTM như sau:

Thứ nhất, khi HTKSNB không hoạt động hiệu quả sẽ gây ra những tổn thất nghiêm trọng cho NH, có nguy cơ dẫn đến phá sản NH. Trong đó, tầm nhìn của các nhà quản trị cấp cao của NH về KSNB và văn hóa kiểm sốt của NH đóng vai trị quan trọng. Bên cạnh đó, khi cơng tác điều hành thiếu sự tập trung, các khâu kiểm sốt bị bng lỏng, thiếu sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của các cấp lãnh đạo, thiếu phân định quyền hạn và trách nhiệm có thể gây ra những hậu quả rất lớn.

Thứ hai, công tác quản trị rủi ro phải được các nhà quản trị NH chú trọng và có chính sách quản trị rủi ro phù hợp với hoạt động của NH. Trong đó, cơng tác nhận dạng và đánh giá được các rủi ro là rất quan trọng. Các nhà quản trị cũng như các phòng ban chức năng về rủi ro trong NH cần kịp thời nhận dạng được rủi ro, gồm rủi ro từ môi

trường bên ngoài NH như pháp lý, kinh tế, chính trị,…và rủi ro trong nội bộ NH. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kinh doanh thua lỗ, mất vốn là do NH không nhận dạng và đánh giá rủi ro một cách đầy đủ, kịp thời.

Thứ ba, NH phải có quy định rõ ràng về phân công nhiệm vụ, phân định trách nhiệm. HTKSNB hoạt động hiệu quả khi có sự phân cơng hợp lý, cơng việc của nhân viên không bị mâu thuẫn, xung đột lợi ích. Các khâu trong mỗi quy trình cần có các chốt kiểm sốt để kiểm tra, giám sát nhằm phát hiện ra sai xót, vi phạm. Đồng thời, phân cơng công việc đảm bảo nguyên tắc một người không thực hiện quá nhiều công việc trong một khâu của quy trình, khơng đồng thời là cán bộ thực hiện và là cán bộ duyệt. Bên cạnh đó phải đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, phải có sự cách ly thích hợp về trách nhiệm trong các nghiệp vụ có liên quan nhằm ngăn ngừa các sai phạm, nhất là các sai phạm cố ý và ngăn ngừa hành vi lạm dụng quyền hạn.

Thứ tư, NH phải xây dựng một hệ thống thông tin và truyền thông đáng tin cậy, hoạt động hiệu quả nhằm đảm bảo HTKSNB hoạt động hiệu quả. Khi nhân viên NH gian lận thông tin sẽ gây ra những hậu quả khơng thể lường trước. Do đó, hệ thống thơng tin phải được lưu trữ và sử dụng bằng dữ liệu máy tính, có sự phân quyền sử dụng, lưu trữ thơng tin người dùng khi truy cập, bắt buộc có mật khẩu riêng cho từng người dùng; hệ thống phải được kiểm tra thường xuyên đảm bảo tính ổn định, bảo mật, an toàn.

Thứ năm, NH cần xây dựng cơ chế giám sát, kiểm tra và cảnh báo đối với các giao dịch có giá trị lớn, các giao dịch bất thường; đảm bảo các giao dịch này phải được kiểm soát chặt chẽ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 60 - 61)