CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5. Ý nghĩa của đề tài
5.2 Giải pháp hoàn thiện KSNB tại NHTMCP Ngoại thương Việt Nam – CN
5.2.4.1 Nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên đối với hoạt động KSNB
Tại các cuộc họp giao ban, họp sơ kết, tổng kết của CN cần có báo cáo chuyên đề về công tác kiểm tra nhằm phổ biến kết quả cơng tác kiểm tra kiểm sốt tại CN, tổng hợp các sai sót, vi phạm đã được ghi nhận qua các đợt kiểm tra, mức độ rủi ro của CN nhằm nâng cao nhận thức của cán bộ nhân viên. Qua đó, góp phần giúp cán bộ nhân viên hiểu được chức năng, nhiệm vụ, vai trị kiểm sốt của chính mình đối với nghiệp vụ mà mình thực hiện; giúp cán bộ nhận thức được chính bản thân mỗi cán bộ cũng chính là một chốt kiểm sốt trong nghiệp vụ mình thực hiện và đồng thời cũng là chốt kiểm soát chéo đối với đồng nghiệp khác.
Phổ biến kết quả của các đợt kiểm tra, kiểm toán đến cán bộ nhân viên và những tổn thất phát sinh do vi phạm quy định, những rủi ro ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của NH để qua đó nâng cao nhận thức và hiểu biết của cán bộ nhân viên về rủi ro, nâng cao ý thức trách nhiệm trong công việc.
Sử dụng kết quả của các đợt kiểm tra, kiểm tốn là một trong những cơng cụ để xem xét khen thưởng, đề bạt, bổ nhiệm. Xem đây là một trong những tiêu chí khi khen thưởng cán bộ nhân viên cũng như đề bạt, bổ nhiệm các vị trí cao. Đồng thời có chế tài phù hợp đối với các phòng nghiệp vụ, các cá nhân có mức độ sai sót, vi phạm cao hoặc tần suất sai phạm cao, lặp lại qua nhiều lần.
Trụ sở chính VCB đẩy nhanh tiến độ nghiệm thu và đưa vào vận hành hệ thống NH lõi Core banking mới nhằm thay thế cho NH lõi hiện nay đã lạc hậu và có nhiều lỗ hổng, khơng cịn đáp ứng được nhu cầu hoạt động và phát triển của NH.
Trung tâm cơng nghệ thơng tin tại trụ sở chính VCB phải nghiên cứu xây dựng các phần mềm hỗ trợ cảnh báo tự động, các phần mềm giúp chiết xuất các báo cáo tự động dữ liệu phục vụ công tác kiểm tra, rà sốt; hạn chế tình trạng thực hiện thủ cơng như hiện nay dễ dẫn đến sai sót, khơng chính xác.
Tăng cường các chốt kiểm sốt tự động tại các chương trình tác nghiệp, hạn chế tác nghiệp thủ công dễ dẫn đến sai sót.
Hồn thiện Quy chế về an tồn, bảo mật hệ thống cơng nghệ thơng tin của VCB; nâng cao tính an tồn, bảo mật của hệ thống nhằm đảm bảo an toàn tài sản của khách hàng và NH.
5.2.4.3 Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin hiệu quả:
Xây dựng cơ chế về trao đổi thơng tin từ trụ sở chính VCB đến CN, trong nội bộ CN đảm bảo thông tin được thường xuyên, liên tục, chính xác, đúng phịng ban chức năng, đúng nhiệm vụ.
Xây dựng hệ thống triển khai văn bản nội bộ thống nhất trong hệ thống VCB thông qua email nội bộ của bộ phận văn thư thuộc Phịng Hành chính nhân sự của CN, hoặc hệ thống văn bản riêng. Trong đó, phân quyền truy cập văn bản cụ thể theo đúng chức năng, nhiệm vụ để các phịng chức năng tại các CN có thể cập nhật văn bản một cách đầy đủ, kịp thời.
Quán triệt cán bộ nhân viên tuân thủ quy định về truy cập thông tin, tài liệu và bảo mật thông tin, tài liệu theo đúng quy định của pháp luật, quy định nội bộ VCB. Bên cạnh đó, quán triệt cán bộ nhân viên sử dụng email nội bộ VCB phục vụ mục đích cơng việc theo đúng các quy định tại Quy chế an tồn, bảo mật cơng nghệ thơng tin.
Thực hiện khóa quyền truy cập các ứng dụng nghiệp vụ, khóa email nội bộ VCB khi cán bộ nhân viên nghỉ việc, nghỉ thai sản, đi công tác hoặc nghỉ phép quá 2 ngày nhằm tuân thủ quy định về bảo mật.
Ban lãnh đạo CN thường xuyên thông tin đến cán bộ nhân viên về hoạt động của CN tùy theo từng nội dung, từng hoạt động; truyền tải các thông tin về rủi ro trong hoạt động nội bộ của NH, rủi ro trong hoạt động ngành NH,…
Phịng đầu mối tại trụ sở chính VCB xây dựng các Báo cáo rủi ro hoạt động định kỳ gửi đến các CN để phổ biến các rủi ro trong hệ thống để cùng học tập, rút kinh nghiệm.
Xây dựng cơ chế trao đổi thông tin nội bộ giúp nhân viên có thể báo cáo các sai phạm xảy ra trong CN.
5.2.5 Hoàn thiện hoạt động giám sát:
Trụ sở chính nghiên cứu phân bổ nhân sự làm công tác kiểm tra tại CN đảm bảo phù hợp với quy mơ của từng CN, để có thể đáp ứng nhu cầu cơng việc.
Trụ sở chính VCB nghiên cứu xây dựng phần mềm hỗ trợ cơng tác KSNB trong tồn hệ thống, có thể tự động khoanh vùng các giao dịch đáng giờ, giao dịch có dấu hiệu vi phạm quy định.
Các phịng chức năng tại trụ sở chính VCB như Phịng Quản lý rủi ro hoạt động thường xuyên rà soát dữ liệu từ xa, giám sát hoạt động của các CN để kịp thời phát hiện các giao dịch nghi ngờ, gửi về từng CN cụ thể để rà sốt, khắc phục và giải trình nhằm nâng cao hiệu quả công tác giám sát từ xa.
Xây dựng các biện pháp chế tài, có sự thưởng phạt nghiêm minh. Theo đó gắn kết quả thực hiện các chỉ tiêu kinh doanh, đồng thời đo lường mức độ, tần xuất sai sót, vi phạm của từng cá nhân, từng phịng với việc đánh giá nhân viên để có khen thưởng, xử phạt phù hợp.
Kết quả kiểm tra phải được theo dõi trên phần mềm giám sát riêng, theo dõi tình hình thực hiện các kiến nghị, có biện pháp đơn đốc kịp thời. Đồng thời, cán bộ đầu mối kiểm tra phải thường xuyên đối chiếu, kiểm tra thực tế kết quả sửa sai của các phịng nghiệp vụ.
TĨM TẮT CHƯƠNG 5
Qua kết quả nghiên cứu về thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng trong Chương IV; tác giả đã nêu lên những mặt làm được và những điểm còn hạn chế trong KSNB tại đơn vị nghiên cứu. Trong Chương V, tác giả đã đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện KSNB tại VCB Lâm Đồng. Hoạt động KSNB tại đơn vị vừa phải phát huy vai trị là chốt kiểm sốt, kiểm tra và giám sát các hoạt động tại đơn vị nhằm đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh, hạn chế rủi ro xảy ra; đồng thời là công cụ hỗ trợ Ban lãnh đạo trong việc đánh giá tính tuân thủ của các phòng, các cán bộ nhân viên.
KẾT LUẬN
Trong bối cảnh tồn cầu hóa hiện nay, sự hội nhập quốc tế diễn ra sâu rộng và mạnh mẽ. Ngành NH đang đứng trước những cơ hội và thách thức về cạnh tranh trong nước cũng như quốc tế. Một NH muốn tồn tại và phát triển trong giai đoạn hiện nay thì một trong những yêu cầu tất yếu là phải quản trị được rủi ro; hệ thống KSNB phải đáp ứng theo tiêu chuẩn của Basel. Do vậy, Vietcombank cũng như các NH khác tại Việt Nam phải hồn thiện hệ thống KSNB theo thơng lệ quốc tế, nâng cao chất lượng KSNB nhằm quản lý chặt chẽ nguồn vốn, có biện pháp nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các nguồn vốn huy động được, quản trị rủi ro nhằm hạn chế sai sót, vi phạm, giảm thiểu rủi ro để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh.
Qua nghiên cứu thực tế tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng với đề tài “Hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng”, tác giả đã trình bày những nội dung chính sau:
Thứ nhất, tác giả đã nêu cơ sở lý luận về KSNB, hoạt động KSNB tại các NHTM. Luận văn trình bày rõ các khái niệm, các yếu tố cấu thành hệ thống KSNB, sự cần thiết phải xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống KSNB tại các NHTM, mục tiêu của KSNB. Trên cơ sở kinh nghiệm KSNB của một số NH trên thế giới và tại Việt Nam, tác giả đã nêu ra những bài học kinh nghiệm về hoạt động KSNB đối với VCB Lâm Đồng.
Thứ hai, nêu tổng quan về hoạt động của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng trong giai đoạn nghiên cứu 2016-2018. Qua đó, nêu lên những biểu hiện của vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu và đánh giá thực trạng KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng trong giai đoạn 2016-2018. Tác giả cũng đã khảo sát, phân tích, đánh giá hoạt động KSNB từ 108 cán bộ nhân viên trong CN với 104 kết quả thu về hợp lệ. Trên cơ sở đó, tác giả đánh giá được những mặt đạt được, những tồn tại của KSNB tại đơn vị và nguyên nhân của những tồn tại trong hoạt động KSNB tại VCB Lâm Đồng.
Thứ ba, dựa trên vấn đề nghiên cứu tác giả đã đưa ra những giải pháp gồm 5 nhóm chính nhằm góp phần hoàn thiện KSNB tại NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng.
TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2016, Vietcombank Lâm Đồng. 2. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017, Vietcombank Lâm Đồng. 3. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2018, Vietcombank Lâm Đồng. 4. Báo cáo tình hình nhân sự năm 2016, Vietcombank Lâm Đồng.
5. Báo cáo tình hình nhân sự năm 2017, Vietcombank Lâm Đồng. 6. Báo cáo tình hình nhân sự năm 2018, Vietcombank Lâm Đồng.
7. Bộ Tài chính, 2001. Ban hành và cơng bố sáu chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Quyết định số 143/2001/QĐ-BTC.
8. Bộ 12 chức năng nhiệm vụ chuẩn tại chi nhánh VCB ban hành theo Quyết định số 949/QĐ-HĐQT-TCCB&ĐT năm 2015.
9. Luật Kế toán, 2015. Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành theo Quyết định số 88/2015/QH13.
10. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2012. Thông tư ban hành chuẩn mực kiểm toán
Việt Nam ban hành theo Quyết định số 214/2012/TT-BTC.
11. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2018. Quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ
của Ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành theo Quyết định
số 13/2018/TT-NHNN.
12. Nguyễn Thị Loan, 2004. Kiểm toán nội bộ theo quan điểm hiện đại và thực tế tại ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí cơng nghệ ngân hàng, số 1, trang 48.
13. Quy chế hệ thống KSNB của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam được
2. TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Beddington, J.R., 2007. Current problems in the management of maritime fisheries. Science Journal, no.316, page 40.
2. COSO 1992, Committee of Sponsoring Organizations, 1992. COSO Internal control – Integrated Framework.
3. COSO 2013. Internal Control – Intergrated framework Executive summary. Dictionnary of banking systerms, 1997. Thomas D. Fitch.
4. International standard on auditing 315, 2003.
5. Ragar Amason, 1987. Theoretical and practical fishery management, Managing fishery resources Journal, p3-10.
PHIẾU KHẢO SÁT HOẠT ĐỘNG KSNB
TẠI NH TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN LÂM ĐỒNG
Nhằm mục đích nghiên cứu, đánh giá một cách xác thực về thực trạng hệ thống KSNB đang được áp dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng; qua đó có cơ sở để đưa ra các nhận xét và đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm hoàn thiện hệ thống KSNB tại đơn vị, góp phần nâng cao hiệu quả KSNB tại VCB Lâm Đồng; kính mong các anh/ chị hỗ trợ trả lời Bảng câu hỏi khảo sát đã được thiết kế sẵn, được gửi đến anh/ chị kèm theo Phiếu khảo sát này.
Các thông tin khảo sát mà anh/ chị trả lời tại Phiếu khảo sát và Bảng câu hỏi kèm theo này chỉ nhằm mục đích nghiên cứu luận văn với đề tài “Hồn thiện KSNB tại Ngân
hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – CN Lâm Đồng”. Các thông tin mà anh/ chị cung
cấp sẽ không được cung cấp lại cho bất kỳ ai nếu chưa được sự chấp thuận của anh/ chị.
PHẦN THÔNG TIN CÁ NHÂN:
Họ tên người trả lời khảo sát: ___________________________ Phòng nghiệp vụ: ____________________________________ Đơn vị công tác: Vietcombank Lâm Đồng
Số năm cơng tác: ___________________________________năm
Anh/ chị vui lịng đọc câu hỏi tại Bảng câu hỏi đính kèm và đánh dấu (X) vào một (01) trong năm (05) ô tương ứng theo quan điểm của anh/ chị. Gồm 5 lựa chọn sau:
1. Hồn tồn đồng ý 4. Khơng đồng ý
2. Đồng ý 5. Hồn tồn khơng đồng ý
3. Khơng có ý kiến
Rất mong các anh/ chị bớt chút thời gian và hỗ trợ điền phiếu khảo sát này. Xin chân thành cám ơn!
BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT
Stt Vấn đề nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu
Hồn tồn đồng ý Đồng ý Khơng ý kiến Khơng đồng ý Hồn tồn khơng đồng ý Tổng số phiếu thu về hợp lệ
I. MƠI TRƯỜNG KIỂM SỐT
Khảo sát tính trung thực và giá trị
đạo đức
1
Chi nhánh tạo dựng mơi trường văn hóa ngân hàng nhằm nâng cao tính chính trực, giá trị đạo đức của nhân viên
9 86 2 5 2 104
2
VCB có ban hành và chi nhánh áp dụng những quy tắc về đạo đức nghề nghiệp, các chuẩn mực đạo đức khác
15 87 2 0 0 104
3 Chi nhánh xử lý những vi phạm
đạo đức nghề nghiệp theo quy định 5 93 1 5 0 104
4
Có văn bản quy định cụ thể về phòng ngừa và xử lý khi Ban lãnh đạo và nhân viên lâm vào tình thế xung đột lợi ích
2 87 10 5 0 104
5
Chi nhánh phổ biến để nhân viên hiểu rõ các quy tắc đạo đức nghề nghiệp, quy định xử lý vi phạm đạo đức nghề nghiệp
29 75 0 0 0 104
6 Chi nhánh yêu cầu nhân viên ký
cam kết tuân thủ các quy định 12 88 4 0 0 104
7
Ban Giám đốc và các cấp quản lý của chi nhánh có hành vi ứng xử, tư cách đạo đức gương mẫu, hiệu quả công việc cao
15 75 11 3 0 104
Năng lực nhân viên
8 Chi nhánh thực hiện đúng theo quy
định về tuyển dụng nhân viên. 3 79 5 15 2 104
9 Vị trí hiện tại của Anh/Chị đảm bảo
10
Anh/Chị thường xuyên làm việc dưới áp lực lớn như: khối lượng công việc đảm nhận quá nhiều, chỉ tiêu phải đạt được quá cao.
19 76 1 4 4 104
11
Khi các nhân viên nghỉ phép có sự ủy quyền, bàn giao bằng văn bản để đảm bảo cơng việc được hồn thành.
23 73 0 7 1 104
12
Có bộ chỉ tiêu đo lường, đánh giá hiệu quả hoạt động của từng cá nhân, từng phòng ban
11 87 0 5 1 104
Bộ phận KTKSNB tại chi nhánh
13
Ban Giám đốc và các cấp quản lý đánh giá cao vai trị của kiểm sốt nội bộ
10 85 3 6 0 104
14 Chi nhánh có bộ phận kiểm tra
kiểm sốt nội bộ 5 94 5 0 0 104
Triết lý quản lý và phong cách điều
hành
15
Ban Giám đốc và các cấp quản lý thận trọng trong quyết định liên quan đến HĐKD của chi nhánh.
9 79 8 5 3 104
16
Ban Giám đốc và các cấp quản lý thể hiện phong cách điều hành hoạt động rõ ràng.
29 68 7 0 0 104
17
Chi nhánh có các văn bản, sơ đồ cụ thể trong hoạt động quản lý tổng thể.
4 88 11 1 0 104
18
Ban Giám đốc và các cấp quản lý minh bạch trong công tác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của chi nhánh.
3 75 15 7 4 104
19
Ban Giám đốc và các cấp quản lý có thái độ và hành động đúng đắn trong việc áp dụng những quy định, chính sách của VCB và Nhà nước trong hoạt động kinh doanh.
5 87 4 6 2 104
Cơ cấu tổ chức và phân chia quyền
hạn
20 Chi nhánh ban hành văn bản và xây
phịng/ ban.
21
Chi nhánh có sơ đồ tổ chức, sự phân định trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng đối với từng cán bộ.
9 92 1 2 0 104
22 Các phịng/ban có sự phối hợp làm
việc hiệu quả 8 79 5 9 3 104
23
Cơ cấu tổ chức hiện tại của chi nhánh tạo nên sự chồng chéo trong