CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM
3.1.6.1 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHT Mở nước ngoài
việc phá sản của NH này là do Giám đốc của CN Barings tại Singapore – Nick Leeson, lúc đó mới 28 tuổi, đã bắt đầu thực hiện những giao dịch phi pháp từ năm 1992. Năm 1992, 10% lợi nhuận của Barings đến từ những giao dịch đầu cơ phi pháp do Leeson thực hiện. Tuy nhiên, sau đó do những dự báo sai lầm về thị trường của Leeson mà Barings đã bị tổn thất lên đến 1,4 tỷ đô la Mỹ, gấp đôi vốn điều lệ của NH và nó đã khiến Barings phá sản. Sau khi xem xét, đánh giá lại những sai lầm của Barings thì có ngun nhân đến từ việc NH đã phân công công việc cho Leeson kiêm nhiệm ở cả hai vị trí là sàn giao dịch và văn phịng hỗ trợ. Do vậy, Leeson có thể thực hiện đồng thời hai khâu là thực hiện giao dịch và tự duyệt giao dịch; và do đó ơng có thể che đậy những gì mình muốn. Vụ việc phá sản của Barings đã cảnh báo đến các NH về những tổn thất rất lớn mà NH phải gánh chịu khi thiếu sự quản lý, giám sát cũng như không đảm bảo được nguyên tắc bất kiêm nhiệm trong phân công công việc.
* NH Daiwa Bank Limited, Nhật Bản và NH Daiwa Bank Trust Company, NewYork: cũng trong năm 1995, NH lớn thứ 12 của Nhật Bản đã thông báo NH đã bị tổn thất 1,1 tỷ đô la Mỹ, trị giá tương đương 1/7 tổng số vốn của NH. Nguyên nhân là do Toshihide Iguchi – phụ trách kinh doanh của Daiwa Bank Trust Company tại NewYork gây ra. Và trong suốt 11 năm kể từ 1984, Iguchi đã che giấu và báo cáo sai sự thật về hoạt động kinh doanh của NH. Trong khi đó, mặc dù FED đã thanh tra Daiwa Bank Trust Company trong năm 1992 và 1993, đã đưa ra các khuyến cáo về HTKSNB của NH lỏng lẻo. Tuy vậy, các cảnh báo này không được Ban lãnh đạo NH chú trọng và có giải pháp khắc phục kịp thời. Hậu quả là CN của Daiwa Bank Trust Company tại NewYork phải đóng cửa vì hoạt động khơng an tồn, khơng lành mạnh và vi phạm pháp luật.
* NH Société Générale, Pháp: ngày 24/01/2008, Société Générale – NH lớn thứ ba của Pháp – thông báo đã bị thiệt hại 7 tỷ euro, trong đó 4,9 tỷ euro là hậu quả của những việc làm sai trái của một nhân viên thực hiện nghiệp vụ mua bán tài chính tên là Jérơme Kerviel. Kerviel đã gian lận trong suốt thời gian 2 năm là 2007 và 2008 nhưng đến ngày 20/01/2008 mới bị phát hiện ra. Năm 2007, Kerviel đã tự ý thực hiện những vụ đầu cơ có giá trị lên tới gần 50 tỷ euro, cao hơn nhiều lần so với giá trị vốn hóa của NH. Các quan chức NH tại Pháp cho biết, Kerviel cố tình che giấu hoạt động của mình bằng cách tạo ra
những vụ kinh doanh thua lỗ, còn đối với các giao dịch kinh doanh có lời thì được Kerviel che giấu đi vì mục đích cá nhân. Tuy rằng, sau khi vụ việc bị phát hiện Kerviel và các cấp quản lý có trách nhiệm kiểm sốt Kerviel bị vi phạm đã bị sa thải, nhưng những hậu quả để lại cho Société Générale là rất nặng nề, cần nhiều năm dài sau đó để có thể khắc phục.
Đối với ba trường hợp nêu trên về sự tổn thất hoặc sụp đổ của các NH trên thế giới cho thấy trong các nguyên nhân có sự yếu kém của HTKSNB. KSNB đã không phát huy được hết vai trị kiểm sốt trong hoạt động của NH, dẫn đến các lỗ hổng mà cấp quản lý hoặc nhân viên NH có thể lợi dụng để thực hiện các hành vi gian dối, sai phạm.