CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI
5. Ý nghĩa của đề tài
3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM
3.1.2 Khái niệm về KSNB trong NHT Mở Việt Nam
Theo Điều 3 Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước Việt Nam thì KSNB được giải thích là: “KSNB là việc kiểm tra, giám sát đối với các cá
nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm sốt nhằm kiểm sốt xung đột lợi ích, kiểm sốt rủi ro, đảm bảo hoạt động của NH thương mại, CN NH nước ngoài đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.
Theo Nguyễn Thị Loan (2004), “HTKSNB trong NH chủ yếu bao gồm cơ chế kiểm
tra nội bộ và hoạt động kiểm tốn nội bộ. Trong đó, cơ chế kiểm tra nội bộ là hệ thống các thủ tục kiểm tra được cài đặt vào quy trình hoạt động để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro xảy ra trong hoạt động kinh doanh NH; cịn hoạt động kiểm tốn nội bộ theo quan điểm hiện đại là những hoạt động độc lập được thực hiện bởi một bộ phận độc lập với quy trình hoạt động kiểm sốt nhằm đánh giá quy mô, hiệu lực, hiệu quả của cơ chế kiểm tra nội bộ và tư vấn cho nhà quản trị NH góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, dự báo những rủi ro thất thoát lớn sẽ phát sinh do những điểm yếu cịn tồn tại trong quy trình
nghiệp vụ và kiến nghị những biện pháp sửa đổi phù hợp”. Như vậy, với khái niệm này,
KSNB được mô tả một cách chi tiết và sát với thực tiễn tại Việt Nam, sát với thực tế của các NHTM ở Việt Nam hiện nay.
Căn cứ Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/05/2018 của NH Nhà nước Việt Nam và Thông tư số 40/2018/TT-NHNN ngày 28/12/2018 của NH Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều Thông tư số 13/2018/TT-NHNN; ngày 28/12/2018 NH TMCP Ngoại thương Việt Nam ban hành Quy chế hệ thống KSNB của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam. Theo đó, quan điểm của VCB về KSNB như sau: “KSNB là việc
kiểm tra, giám sát đối với các cá nhân, bộ phận trong việc thực hiện cơ chế, chính sách, quy định nội bộ, chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, văn hóa kiểm sốt nhằm kiểm sốt xung đột lợi ích, kiểm sốt rủi ro, đảm bảo hoạt động của NHNT đạt được các mục tiêu đề ra đồng thời tuân thủ quy định của pháp luật”.
Như vậy, với những quan điểm khác nhau như trên, có thể hiểu KSNB trong NHTM tại Việt Nam có một số điểm cơ bản sau:
Một là, KSNB là một quá trình từ khâu lập kế hoạch, thực hiện đến giám sát chứ khơng phải là một tình huống hay một sự việc. Hoạt động KSNB diễn ra trong tất cả các hoạt động của NHTM. Do vậy, NHTM cần phải kiểm soát tất cả các hoạt động của NH nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra, nhưng đồng thời phải đảm bảo tuân thủ quy định của pháp luật, quy định nội bộ của đơn vị.
Hai là, KSNB là quá trình được thiết kế và bị chi phối bởi con người. Theo các quan điểm tại Việt Nam, thì KSNB là sự kiểm tra, giám sát của các cá nhân, các bộ phận trong đơn vị, đó là nhà quản lý, là HĐQT và các nhân viên. Các nhà quản lý sẽ đề ra các mục tiêu và hoạch định chiến lược, đưa ra các biện pháp kiểm soát và cách vận hành nhằm đạt được các mục tiêu đó. Do vậy, muốn có một hệ thống KSNB hữu hiệu thì từng cá nhân trong một tổ chức phải nhận thức rõ trách nhiệm, quyền hạn của mình và thực hiện, tuân thủ theo các cơ chế, chính sách, quy định nội bộ.
Ba là, KSNB đảm bảo cho các nhà quản lý thực hiện các mục tiêu đề ra một cách tương đối, chứ không đem đến sự bảo đảm tuyệt đối. Đó là do những hạn chế trong q
trình vận hành HTKSNB như: sự lạm quyền của nhà quản lý, các sai lầm của cá nhân hoặc sự thông đồng.
3.1.3 Mục tiêu của KSNB trong NHTM:
Theo quan điểm COSO 2013, mục tiêu của KSNB gồm ba mục tiêu chính là: mục tiêu hoạt động, mục tiêu tuân thủ và mục tiêu về báo cáo.
Mỗi đơn vị đều có những mục tiêu về kiểm sốt khác nhau, từ đó xây dựng các chiến lược phù hợp để đạt được mục tiêu đã đề ra. KSNB là công cụ giúp các nhà quản trị thực hiện các mục tiêu trên. Mỗi cá nhân trong một tổ chức đều có trách nhiệm và quyền hạn trong việc tham gia vào quá trình KSNB.
* Đối với mục tiêu về hiệu quả hoạt động: nhà quản lý NH mong muốn chính sách mà họ đưa ra được đảm bảo về tính hiệu lực, hiệu quả. Đối với NH là lĩnh vực kinh doanh tiền tệ đặc thù, tiềm ẩn rủi ro cao gây tác động lớn đến hoạt động NH, cũng như có khả năng ảnh hưởng lớn đến tài chính của quốc gia, ảnh hưởng đến nền kinh tế. Do vậy, các nhà quản lý NH luôn đặt ra yêu cầu kiểm sốt rủi ro nhằm sử dụng nguồn vốn có hiệu quả, nâng cao hiệu quả kinh doanh, hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể phát sinh. KSNB là công cụ hữu hiệu giúp các nhà quản lý thực hiện được mục tiêu này.
* Đối với mục tiêu tuân thủ các luật lệ và quy định: các nhà quản lý NH mong muốn các hoạt động của NH phải đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật và các quy định nội bộ của NH.
* Đối với mục tiêu về sự tin cậy của báo cáo tài chính: thơng tin tài chính tại báo cáo tài chính là căn cứ quan trọng làm cơ sở cho các nhà quản lý ra các quyết định quản trị. Do vậy, nhà quản lý NH mong muốn các báo cáo tài chính phải được lập và trình bày theo đúng quy định của pháp luật, số liệu đảm bảo chính xác, thơng tin tài chính trung thực. Nếu có một HTKSNB hữu hiệu thì thơng tin báo cáo tài chính của NH sẽ đảm bảo tính trung thực, hợp lý, minh bạch, kịp thời và đầy đủ, được bảo mật theo đúng quy định của pháp luật.
các chính sách đã ban hành. HTKSNB phải được thực hiện bởi tất cả các bộ phận, cá nhân trong NH: từ nhà quản lý cấp cao đến Hội đồng quản trị và tất cả nhân viên trong NH. Trong đó, Hội đồng quản trị là người có tác động đến các chính sách của NH, tác động đến quan điểm kiểm sốt của nhà quản lý. Trong khi đó, các nhân viên NH là những người trực tiếp thực hiện các thủ tục kiểm soát trong các cơng việc, quy trình hàng ngày.