Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHT Mở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 58 - 60)

CHƯƠNG 1 : GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI

5. Ý nghĩa của đề tài

3.1 Cơ sở lý luận về hệ thống KSNB tại các NHTM

3.1.6.2 Kinh nghiệm về KSNB tại một số NHT Mở Việt Nam

* NH thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam (CBBank): tiền thân của CBBank là NH TMCP Đại tín (Trust Bank), được thành lập từ năm 2007 theo Quyết định số 1931/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi mơ hình hoạt động của NH TMCP nông thôn Rạch Kiến. Đến tháng 05/2013, Thống đốc NHNN Việt Nam ban hành Quyết định số 1161/QĐ-NHNN chính thức đổi tên thành NH thương mại TNHH một thành viên Xây dựng Việt Nam (VNCB). Theo đó, Tập đoàn Thiên Thanh cùng một số cổ đơng tham gia góp vốn để tái cấu trúc Trust Bank. Sau khi tái cấu trúc, VNCB bị NHNN đặt vào tình trạng kiểm sốt và mọi giao dịch có giá trị từ 5 tỷ đồng trở lên phải có ý kiến của Tổ Giám sát NHNN đặt tại VNCB. Tuy vậy, Phạm Công Danh – Chủ tịch Hội đồng quản trị của VNCB vẫn lợi dụng việc nắm quyền chi phối để chỉ đạo HĐQT, Ban điều hành và Ban kiểm soát của VNCB, các nhân viên cấp dưới của Tập đoàn Thiên Thanh và nhân viên tại các CN của VNCB thực hiện hàng loạt các vụ rút tiền bằng cách lập hồ sơ khống nâng cấp hệ thống corebanking của NH, hồ sơ khống thuê trụ sở NH, thực hiện ủy thác đầu tư trái quy định, chuyển tiền khơng có chữ ký của chủ tài khoản,…. Các khoản chi khống này được Phạm Cơng Danh dùng để trả các khoản nợ, trả ngồi lãi, chi tiêu cá nhân. Hệ quả là đã gây thiệt hại cho VNCB hơn 9.000 tỷ đồng.

Nguyên nhân dẫn đến những sai phạm liên tục tại VNCB gồm có: một là Phạm Cơng Danh khơng có đủ năng lực tài chính như cam kết khi tiếp quản Trust Bank nên dẫn đến một loạt các sai phạm tiếp theo; hai là các nhân sự chủ chốt tại VNCB khơng có đủ tiềm lực tài chính cũng như khơng có chun mơn; Tổ giám sát của NHNN tại OECB không thực hiện giám sát tốt.

* NH thương mại TNHH một thành viên Đại Dương (Oceanbank): Giai đoạn năm 2010-2012, Việt Nam trong giai đoạn thắt chặt tiền tệ để chống lạm phát; do vậy thanh khoản của các NH trở nên khó khăn, lãi suất huy động leo thang ở mức cao với trần 14%/năm. Cũng trong khoảng thời gian này, một số NH đã phát triển tín dụng nóng nên lâm vào tình trạng thiếu thanh khoản nghiêm trọng. Do vậy, các NH này phải tìm nhiều cách để huy động vốn với nhiều hình thức khác nhau. Tại Oceanbank, Petro Việt Nam là cổ đông tổ chức lớn nhất 800 tỷ đồng, chiếm 20% cổ phần của Oceanbank. Petro Việt Nam đã cử ông Hà Văn Thắm vào Hội đồng quản trị Oceanbank, đồng thời giữ chức Tổng Giám đốc của NH này. Thời gian này, ông Hà Văn Thắm cùng những người đại diện được cử sang Oceabank đã để các doanh nghiệp trực thuộc Petro Việt Nam gửi tiền vào NH này với lãi suất huy động cao hơn mức lãi suất trên hợp đồng. Khoản chênh lệch lãi suất này Oceabank đã chi trả gây thiệt hại cho Oceabank hơn 1.500 tỷ đồng. Thêm vào đó, Oceabank đã thực hiện cho vay trái quy định đối với Cơng ty Trung Dung: cho vay khơng có tài sản thế chấp, cho vay khơng đúng mục đích, vi phạm quy định về cho vay của NHNN và các quy định nội bộ Oceabank; gây thiệt hại cho NH 500 tỷ đồng.

* NH TMCP Đông Á (DongA Bank): Trong giai đoạn 1 của đại án kinh tế tham nhũng xảy ra tại DongA Bank, các cơ quan tố tụng đã truy tố và xét xử 26 bị can về các tội danh: cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, Lạm dụng chức vụ quyền hạn chiếm đoạt tài sản, Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng với tổng thiệt hại hơn 3.600 tỷ đồng. Trong giai đoạn 2 điều tra mở rộng vụ án, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an khởi tố 6 vụ án mới và 10 bị can. Trong đó có vụ án liên quan đến DongA Bank Đà Nẵng chi ngoài lãi hơn 660 triệu đồng cho Trường Đại học Bách khoa Đà Nẵng; vụ án DongA Bank Cần Thơ chi lãi suất ngồi cho Cơng ty

TNHH Nhà nước một thành viên xổ số kiến thiết Cần Thơ hơn 3,7 tỷ đồng và chi lãi suất ngoài cho Quỹ đầu tư phát triển thành phố Cần Thơ hơn 1,7 tỷ đồng.

* Vụ án Huỳnh Thị Huyền Như – Vietinbank TP Hồ Chí Minh: giai đoạn năm 2009-2012, Huỳnh Thị Huyền Như – Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank Hồ Chí Minh đã bị thua lỗ trong việc đầu tư kinh doanh chứng khốn và bất động sản. Để có tiền trả nợ các khoản vay lãi suất cao của cá nhân, Huyền Như đã lấy danh nghĩa là Trưởng phòng giao dịch Điện Biên Phủ Vietinbank Hồ Chí Minh để gặp gỡ nhiều khách hàng tổ chức và khách hàng cá nhân của NH để huy động tiền gửi, sau đó chiếm đoạt số tiền huy động này. Đối với các khoản tiền lãi phải chi trả ngoài hợp đồng, Huyền Như đã tự bỏ tiền túi để trả cho khách hàng, cùng với các khoản phí mơi giới. Khi khách hàng chuyển tiền vào các tài khoản của khách hàng tại Vietinbank, Huyền Như đã lập các chứng từ, giả chữ ký khách hàng, sử dụng quyền truy cập hệ thống của Vietinbank để chuyển các khoản tiền trên tài khoản khách hàng với mục đích trả các khoản nợ cá nhân. Tổng cộng Huyền Như đã chiếm đoạt số tiền gần 4.000 tỷ đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hoàn thiện kiểm soát nội bộ tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam – chi nhánh lâm đồng (Trang 58 - 60)