Quản lý nhà trường

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 28)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.4. Quản lý nhà trường

Nhà trường là một thiết chế đặc biệt của xã hội, là đơn vị cơ sở nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân. Chức năng của nhà trường là đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu của xã hội, đào tạo các công dân cho tương lai. Trường học với tư cách là một tổ chức giáo dục cơ sở vừa mang tính giáo dục, vừa mang tính xã hội.

Theo tác giả Phạm Minh Hạc “Quản lý nhà trường là thực hiện đường

lối giáo dục của Đảng trong phạm vi trách nhiệm của mình, tức là đưa nhà trường vận hành theo nguyên lý giáo dục, để tiến tới mục tiêu giáo dục, mục tiêu đào tạo đối với ngành giáo dục với thế hệ trẻ và với từng học sinh” [12,

tr.61].

Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang“Quản lý nhà trường là tập hợp

những tác động tối ưu của chủ thể quản lý đến tập thể GV, học sinh và cán bộ khác nhằm tận dụng các nguồn dữ trữ do nhà nước đầu tư, lực lượng xã hội đóng góp và do lao động xây dựng vốn tự có. Hướng vào việc đẩy mạnh mọi hoạt động của nhà trường mà điểm hội tụ là quá trình đào tạo thế hệ trẻ. Thực hiện có chất lượng có mục tiêu và kế hoạch đào tạo, đưa nhà trường tiến lên trạng thái mới” [19, tr.43].

Quản lý nhà trường là quá trình hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra quá trình sư phạm diễn ra trong nhà trường nhằm đạt tới các mục tiêu giáo dục đã đề ra. Nói cách khác, QL nhà trường là qúa trình tác

động của chủ thể quản lý đối với quá trình sư phạm nhằm giúp cho GV và học sinh hoàn thành nhiệm vụ đã đạt được mục tiêu giáo dục đã đề ra.

Trong quản lý nhà trường, chủ thể quản lý bao gồm 2 nhóm: chủ thể QL bên trên nhà trường và chủ thể QL bên trong nhà trường. Chủ thể quản lý bên trên nhà trường bao gồm các cơ quan quản lý giáo dục các cấp (Bộ, Sở, Phòng GD& ĐT) với chức năng hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá việc thực hiện quá trình sư phạm nhằm đảm bảo thực hiện được mục tiêu giáo dục nhà nước ban hành. Chủ thể quản lý bên trong nhà trường gồm Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng và các tổ trưởng chun mơn. Đây là những người tác động trực tiếp tới các thành tố của quá trình sư phạm nhằm đảm bảo kết quả giáo dục của nhà trường phù hợp với mục tiêu giáo dục đã đề ra [13].

Nhà trường là hệ thống cuối cùng và cơ bản nhất của quản lý giáo dục. Dạy học và giáo dục trong sự thống nhất là hoạt động trung tâm của nhà trường. Mọi hoạt động đa dạng và phức tạp khác của nhà trường cũng đều hướng vào tiêu điểm này. Quản lý nhà trường thực chất là quản lý quá trình dạy học vì quá trình dạy học là hoạt động chủ yếu của một nhà trường. Quá trình dạy học trong nhà trường được xem như một thể thống nhất gồm các thành tố. Mục tiêu dạy học, nội dung dạy học, phương pháp dạy học, người dạy, người học, điều kiện cơ sở vật chất.

Tóm lại, QLGD trong nhà trường được xem như thể thống nhất gồm 6 thành tố có mối quan hệ gắn bó với nhau. Quản lý nhà trường chính là quản lý các thành tố của quá trình dạy học.

Quản lý nhà trường về bản chất là QL con người, người dạy và người học vừa là đối tượng vừa là chủ thể quản lý. Họ chịu sự tác động của chủ thể quản lý, đồng thời họ là những người tham gia chủ động, tích cực vào hoạt động quản lý chung và biến nhà trường thành hệ tự quản lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 26 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)