1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài
3.4. Khảo nghiệm tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm
Mục đích của việc khảo nghiệm là nhằm thu thập thông tin đánh giá về sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông đã được đề xuất, trên cơ sở đó giúp điều chỉnh các biện pháp chưa phù hợp và khẳng định thêm độ tin cậy của các biện pháp được nhiều người đánh giá cao.
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm
- Nội dung khảo nghiệm tập trung vào 2 vấn đề chính:
Một là: Các biện pháp được đề xuất có thực sự cấp thiết đối với việc quản lý công tác bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông hiện nay hay không với 5 mức độ tương ứng: Rất cấp thiết, cấp thiết, ít cấp thiết, không cấp thiết và không trả lời.
Hai là: Trong điều kiện hiện tại, các biện pháp đề xuất khả thi đối với quản lý hay không, với 5 mức độ tương ứng: Rất khả thi, khả thi, ít khả thi, không khả thi và không trả lời.
Chúng tôi đã trưng cầu ý kiến của CBQL, GV đối với câu hỏi đưa ra là: Thầy/cô hãy cho biết mức độ cần thiết và mức độ khả thi của 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm
Để đáp ứng tính cần thiết và khả thi của các giải pháp quản lý nhằm hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh
Đăk Nông, tôi đã trưng cầu ý kiến bằng phiếu hỏi của 15 CBQL, 105 GV của các trường THCS thị xã Gia Nghĩa (trong đó có tổ trưởng, tổ phó chun mơn, GV chủ nhiệm)
3.4.4. Kết quả khảo nghiệm
Kết quả khảo nghiệm sau cho thấy các biện pháp đề xuất được đánh giá rất cần thiết (chiếm tỉ lệ trung bình 69,51%) và cần thiết (chiếm tỉ lệ trung bình 30,49%).
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát về tính cần thiết của các biện pháp đề xuất
TT Các biện pháp Tính cần thiết( %) Rất cần thiết Cần thiết Ít cần thi ết K hơ ng cần thi ết K hơ ng tr ả lờ i 1 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động BDHS yếu, kém cho CBQL, GV, HS 112 (93,33%) 08 (6,67%) 0 0 0 2 2
Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng hợp lý 90 (75%) 30 (25%) 0 0 0 3 3
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng 100 (83,33%) 20 (16,67%) 0 4 4
Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng 50 (41,67%) 70 (58,33%) 0 0 0 6 5
Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục 40 (37,50%) 75 (62,50%) 0 0 0 6 6
Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho GV và HS 105 (87,50%) 15 (12,50%) 0 0 0 Trung bình chung 497 (69,51%) 218 (30,49%) - - -
Các biện pháp 1,3,6 có trên 80% số người được hỏi cho rằng rất cần thiết. Trong đó biện pháp 1 “Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động BDHS yếu, kém cho CBQL, GV, HS, cha mẹ HS” có tỷ lệ đánh giá rất cần thiết cao nhất (93,33%); biện pháp 3 “Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng” đánh giá rất cần thiết chiếm tỷ lệ (83,33%) và biện pháp 6 “Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho GV và HS” chiếm (87,50%) cho là rất cần thiết. Điều này cho thấy tầm quan trọng của tuyên truyền, nâng cao nhận thức của hoạt động BDHS yếu, kém cho CBQL, GV, HS, cha mẹ HS là rất cần thiết; đổi mới và động viên khích lệ trong cơng tác bồi dưỡng HS yếu, kém là vơ cùng quan trọng. Do đó cần phải thực hiện tốt các biện pháp này một cách đồng bộ.
Kết quả khảo sát của 6 biện pháp đề xuất trên được biểu thị bằng sơ đồ sau:
Kết quả khảo nghiệm trong Bảng 3.2 sau đây cho thấy các biện pháp đề xuất đề được đánh giá là rất khả thi (chiếm tỉ lệ bình quân 56.94%) và khả thi (tỷ lệ bình quân chiếm tỉ lệ 43.06%).
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát về tính khả thi của các biện pháp đề xuất
TT
Các biện pháp Tính khả thi của các biện pháp( %)
Rất khả thi Khả thi Ít k hả th i K hô ng k hả th i K hô ng t rả l ời 1 1
Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động BDHS yếu, kém cho CBQL, GV, HS 55 (45,84%) 65 (54,16%) 0 0 0 2 2
Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng hợp lý 90 (75%) 30 (25%) 0 0 0 3 3
Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng 95 (79,16%) 25 (20,84%) 0 0 0 4 4
Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng 50 (41,67%) 70 (58,33%) 0 0 0 6 5
Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục 30 (25%) 90 (75%) 0 0 0 6 6
Tăng cường công tác thi đua khen
thưởng tạo động lực cho GV và HS 90 (75%) 30 (25%) 0 0 0 Trung bình chung 410 (56,94%) 310 (43,06%) - - -
Các biện pháp đều chú trọng đến các yếu tố con người, cơ sở vật chất, nội dung, phương pháp trong QL bồi dưỡng. Trong các biện pháp đó có thể nói biện pháp 1 và 6 là 2 biện pháp liên quan nhiều đến vai trò của yếu tố con người trong quản lý BD HS yếu, kém. Điều đó chứng tỏ rằng muốn quản lý
hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém có hiệu quả, trước hết phải quan tâm tuyên truyền nâng cao nhận thức cho đội ngũ CBQL, GV; biết động viên, chia sẻ kịp thời những khó khăn cũng như thành tícch mà họ đạt được để mỗi cán bộ, GV phát huy hết khả năng đóng góp cho cơng việc chung của nhà trường. Đối với cha mẹ và HS có nhận thức đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của mình đối với việc bồi dưỡng HS yếu, kém nâng cao chất lượng giáo dục.
Như vậy một lần nữa khẳng định đề tài có tính cấp thiết và khả thi cao. Điều này cho phép khẳng định tính cấp thiết và tăng cường quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém trong bối cảnh hiện nay. Các biện pháp của đề tài nghiên cứu có cơ sở để triển khai thực hiện, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà nói chung và QL hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém nói riêng các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nơng, đó là:
Một là, Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi
dưỡng HS yếu, kém đối với CBQL, GV, HS
Hai là, Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp
Ba là, Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng HS yếu, kém
Bốn là, Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ bồi dưỡng
HS yếu, kém
Năm là, Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng HS yếu,
kém
Sáu là, Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho GV
và HS trong bồi dưỡng HS yếu, kém
Kết quả bước đầu trưng cầu ý kiến của CBQL, GV cho thấy: Cả 6 biện pháp quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa trong xu thế đổi mới giáo dục hiện nay đều có tính cấp thiết và khả thi. Sáu biện pháp được đề xuất có mối quan hệ biện chứng, tác động qua lại với nhau, hỗ trợ lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động quản lý BD HS yếu, kém. Do
đó, quản lý tổ chức BD HS yếu, kém cần phải áp dụng các biện pháp đã đề xuất một cách đồng bộ và có tính hệ thống.
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận
1.1. Về lý luận
Luận văn đã tổng kết một số nội dung về cơ sở lý luận của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém.
Nội dung chương 1 đã đề cập đến các khái niệm cơ bản liên quan đến giáo dục, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường, khái niệm HS yếu kém và bồi dưỡng HS yếu kém. Đồng thời đề tài đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS dưới góc nhìn của người quản lý. Ở chương này các khái niệm về HS yếu, kém; sự cần thiết phải bồi dưỡng HS yếu, kém; nội dung quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém đã được đề cập một cách khá sâu sắc. Đồng thời đề tài đã phân tích các vấn đề cốt lõi có tác động đến hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS.
1.2. Về thực tiễn
Kết quả khảo sát và phân tích thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém và quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông đã cho thấy hoạt động này đã được chú trọng và đạt được những kết quả nhất định. Luận văn đã xác định được những ưu điểm, hạn chế, thuận lợi, khó khăn, đồng thời đã chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến hạn chế trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS.
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn, luận văn đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HS yếu kém ở trường THCS, thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông, cụ thể như sau
1. Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh
2. Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp
4. Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ công tác bồi dưỡng học sinh yếu, kém.
5. Phối hợp giữa các lự lượng giáo dục trong bồi dưỡng học sinh yếu, kém 6. Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho giáo viên và học sinh trong bồi dưỡng học sinh yếu, kém
Các biện pháp được đề xuất đều có vai trị và ý nghĩa nhất định trong việc nâng cao chất lượng hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS. Các biện pháp đó có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong quản lý bồi dưỡng HS yếu kém, không nên coi trọng biện pháp này mà xem nhẹ biện pháp kia. Cả sáu biện pháp cần phải được triển khai một cách đồng bộ. Kết quả khảo sát cho thấy: Tuy mức độ có thể khác nhau, song cả sáu biện pháp nêu trên đều được đánh giá là cấp thiết và khả thi.
Luận văn đã nêu bật được việc bồi dưỡng HS yếu, kém cần sự kết hợp giữa “đức” và “tài” trên cơ sở lý luận cũng như quan điểm của nhiều tác giả. Đồng thời cũng đã chỉ ra được một số biểu hiện tương đối chi tiết của HS yếu, kém. Trong số các biện pháp được đề xuất ở trên thì biện pháp Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng HS yếu kém và Động viên khích lệ kịp thời, thực hiện thường xuyên trong quá trình học tập của HS. Hai biện
pháp này đều nhằm hình thành và phát triển phẩm chất năng lực của HS. Đây cũng chính là điểm mới quan trọng của luận văn.
2. Khuyến nghị
2.1. Đối với các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương thị xã Gia Nghĩa
Tăng cường công tác tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng, Luật giáo dục để mọi người dân hiểu rõ trách nhiệm của mình. Từ đó có trách nhiệm phối hợp với nhà trường và xã hội trong hoạt động giáo dục.
Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể thao để tạo nhiều sân chơi lý thú thu hút các em tham gia
2.2. Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã Gia Nghĩa
Tạo mọi điều kiện để cán bộ, GV tham gia bồi dưỡng lý luận chính trị, chuyên môn nghiệp vụ.
Tăng cường hoạt động hội thảo chuyên đề bộ môn trao đổi kinh nghiệm về hoạt động dạy học nhằm nâng cao năng lực cho đội ngũ GV, đặc biệt là các nội dung liên quan đến bồi dưỡng HS yếu, kém..
Tăng cường công tác kiểm tra các hoạt động giáo dục nói chung và BD HS yếu kém nói riêng
2.3. Đối với các trường THCS thị xã Gia Nghĩa
Tăng cường công tác tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về GD- ĐT, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đối với CBQL, GV, HS, cha mẹ HS
Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện kế hoạch.
Quan tâm tới cán bộ, GV, nhân viên; tạo điều kiện, động viên khích lệ tinh thần tự học để nâng cao trình độ. Chú trọng cơng tác thi đua khen thưởng tạo động lực cho GV và HS trong bồi dưỡng HS yếu, kém.
Phối hợp tốt các lực lượng giáo dục bên trong và bên ngoài nhà trường (phụ huynh, tổ chức đồn thể, chính quyền địa phương, mạnh thường quân,…) tranh thủ sự ủng hộ của các cấp, các ngành để huy động các nguồn lực cho hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đặng Quốc Bảo(2013), Tập bài giảng quản lý tài chính trong giáo dục,
Trường Đại học giáo dục, Đại học quốc Gia hà Nội.
[2]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 ban hành Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.
[3]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Thông tư số 58/2011/QĐ-BGDĐT ngày
12/12/2011 ban hành Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông.
[4]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Chương trình giáo dục phổ thơng Chương trình tổng thể, tr 27-28.
[5]. C.Mác, Ph.Ănghen toàn tập (1993), Tập 23, NXB Chính trị quốc gia. [6]. Nguyễn Quốc Chí, Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Đại cương khoa học
quản lý, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[7]. Cục thống kê tỉnh Đắk Nông (2018), Niên giám thống kê Đắk Nông 2018, NXB Tổng Hợp TP. Hồ Chí Minh.
[8]. Hà Minh Dũng (2011), Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng
học sinh yếu kém trường THPT Thái Hòa, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc, Luận văn thạc sĩ.
[9]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ tám Ban chấp hành trung ương Đảng khóa XI, ngày 04/11/2013.
[10]. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
[11]. Trần Khánh Đức, Phương pháp luận nghiên cứu khoa học giáo dục,
Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
[12]. Phạm Minh Hạc (1986), Một số vấn đề về giáo dục và khoa học giáo dục, NXB giáo dục Việt Nam.
[13]. Nguyễn Trọng Hậu (2013), Tập bài giảng Hệ thống giáo dục quốc dân và quản lý nhà trường. Trường Đại học giáo dục, Đại học Quốc gia Hà
Nội.
[14]. Nguyễn Huy Hùng (2011), Giải pháp quản lý chỉ đạo nâng cao chất lượng học sinh yếu kém trường THCS Ninh Điền, huyện Châu Thành, tỉnh Tây Ninh, Luận văn thạc sĩ.
[15]. Trần Kiểm (2004), Khoa học quản lý giáo dục - Mấy vấn đề lý luận về thực tiễn, NXB Giáo dục Hà Nội.
[16]. Nguyễn Thị Mỹ Lộc (2012), Quản lý giáo dục – Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[17]. Nghị quyết Hội đồng nhân dân thị xã Gia Nghĩa
[18]. Phòng Giáo dục và Đào tạo thị xã (2019), Báo cáo tổng kết các năm học
2016 – 2017 đến năm học 2018 –2019.
[19]. Nguyễn Ngọc Quang (1992), Những vấn đề cơ bản về lý luận quản lý giáo dục. Trường cán bộ quản lý giáo dục.
[20]. Quốc hội, Luật Giáo dục số 44/2009/QH12, Luật sửa đổi bổ sung một số
điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH11 của Quốc hội.
[21]. Thái Văn Thành (2007), Quản lí giáo dục, quản lí nhà trường, NXB Đại học Huế.
[22]. Thái Văn Thành (2017), Quản lí nhà trường phổ thơng trong bối cảnh hiện
nay, NXB Đại học Vinh.
[23]. Thân Trọng Thuận (2014), Quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu kém trường THPT Cao Bình, tỉnh Cao Bằng, Luận văn thạc sĩ.
[24]. Trần Văn Thế (2015), Biện pháp quản lý hoạt động phụ đạo học sinh
học lực yếu kém các trường THPT huyện Krông Pa tỉnh Gia Lai, Luận
văn thạc sĩ.
[26]. Lê Khánh Tuấn (2016, Tái bản), Dự báo và Kế hoạch hoá trong quản lý giáo dục, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội.
[27]. Trường Chính trị tỉnh Đắk Nơng (2017), Lịch sử địa phương, NXB
Chính trị.
[28]. Viện sử học (1978), Văn bia Hà Nội, tập 1, NXB Khoa học xã hội, Hà