Các yếu tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 39 - 44)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu,

1.5.2. Các yếu tố chủ quan

1.5.2.1. Nhận thức của cán bộ quản lý và giáo viên

Để hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém đạt kết quả trước hết mỗi CBQL, GV cần có nhận thức đúng đắn về vai trị và tầm quan trọng của cơng tác này. Đồng thời CBQL và GV phải nắm vững các nội dung, phương thức

hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém. Có như vậy, các nhà quản lý mới có thể xây dựng được kế hoạch phù hợp, có tính khả thi và tổ chức thực hiện tốt kế hoạch đã đề ra đảm bảo phát huy tối đa sức mạnh và tiềm năng của đội ngũ CBQL, GV. Cũng chính từ việc có nhận thức đúng đắn và có nhân lực tốt, nhà quản lý sẽ tạo được môi trường giáo dục tốt, biết tổ chức, động viên, khích lệ đội ngũ GV, HS thơng qua cơng tác thi đua, khen thưởng phù hợp.

1.5.2.2. Công tác quản lý của hiệu trưởng

Công tác quản lý của hiệu trưởng có ảnh hưởng rất lớn đến mỗi hoạt động giáo dục trong các nhà trường THCS. Quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém là quá trình thực hiện các chức năng quản lý của HT, nghĩa là hiệu trưởng phải xây dựng kế hoạch, xác định các mục tiêu cần đạt, quyết định các giải pháp thực hiện bồi dưỡng; Tổ chức thực hiện kế hoạch; Phê duyệt danh sách HS yếu, kém; phân công GV thực hiện bồi dưỡng; Thiết lập vai trò lãnh đạo, kiểm tra thực hiện kế hoạch và các tổ chức liên quan.

Trong quá trình quản lý phải chú ý đến QL hoạt động dạy của thầy và hoạt động của học trò, phải thực hiện thường xuyên, liên tục trên cơ sở kế hoạch bồi dưỡng hàng năm của trường. Thường xuyên theo thể để nắm bắt tình hình, nhắc nhở đơn đốc, phát huy thế mạnh, khắc phục tồn tại để đạt kết quả trong bồi dưỡng.

1.5.2.3 Năng lực của cán bộ quản lý và giáo viên

CBQL và GV là lực lượng quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường và chất lượng hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém. Việc bồi dưỡng HS yếu, kém trong nhà trường chỉ đạt hiệu quả khi CBQL và GV có phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp tốt, có tâm huyết với nghề, tận tâm, tận tụy với HS, khơng ngại khó, ngại khổ…Vì vậy, nâng cao năng lực cho CBQL và GV là một trong những nhiệm vụ cấp bách đối với các trường THCS. Vì Người thầy giỏi là người thầy biết truyền cảm hứng, khơi

dậy cho các em niềm đam mê. Vì vậy CBQL, GVcần được bồi dưỡng thường xun để nâng cao trình độ chun mơn, đạo đức nhà giáo.

1.5.2.4. Nội dung và phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Để hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả cao các nhà trường phải xây dựng kế hoạch. Xây dựng nội dung dạy học phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị (từng mơn, từng khối lớp). Qua đó giúp hiệu trưởng kiểm tra, đánh giá được sát sao hơn để có những quyết định quản lý phù hợp.

Bên cạnh đó cần lựa chọn và vận dụng tốt các phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng HS để đạt được mục tiêu dạy học. Sử dụng các phương tiện dạy học hợp lý để rèn luyện kỹ năng thực hành, tăng cường tính trực quan, học đi đôi với hành nhằm đạt hiệu quả cao trong tổ chức bồi dưỡng cho HS học yếu, kém.

1.5.2.5. Công tác phối kết hợp các lực lượng giáo dục

Việc kết hợp các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng HS học yếu kém có vai trị vơ cùng quan trọng. Đó là sự kết hợp giữa gia đình, nhà trường, xã hội cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và bồi dưỡng học sinh học yếu, kém nói riêng. Trong các lực lượng phối hợp đó khơng thể khơng kể đến cha mẹ học sinh, bởi hơn ai hết cha mẹ học sinh là người gần gũi con cái họ nhất, họ hiểu rõ về tâm lý con mình, biết con mình mong đợi điều gì, khó khăn gì cần giúp đỡ. Qua đó họ có thể trao đổi với thầy cơ để có những biện pháp giáo dục phù hợp nhất. Bên cạnh đó cha mẹ học sinh cũng là cầu nối giữa nhà trường và tổ chức xã hội ( đoàn, hội, mặt trận,…) để hỗ trợ, tạo mọi điều kiện cho nhà trường thực hiện có hiệu quả các hoạt động giáo dục.

Như vậy, hoạt động dạy học nói chung, bồi dưỡng học sinh học yếu, kém nói riêng muốn đạt hiệu quả, đòi hỏi các nhà trường cần tranh thủ mọi sự ủng hộ của toàn xã hội

1.5.2.6. Cơng tác xã hội hóa giáo dục và thi đua khen thưởng

Xã hội hóa giáo dục là q trình phát huy sức mạnh tổng hợp của tồn dân tham gia vào sự phát triển giáo dục thể hiện sự quan tâm, đầu tư góp sức của các cấp, các ngành vào sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục phát triển theo định hướng. Đây cũng là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước để góp phần phát huy nguồn lực con người trong giai đoạn hiện nay.

Đất nước ta đang đẩy CNH-HĐH địi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu. Để thực hiện mục tiêu này, cần phải phát triển quy mô mạng lưới trường lớp đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, hướng đến xã hội học tập. Trong điều kiện hiện nay, cùng với nguồn đầu tư từ ngân sách thì các trường phải thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự ủng hộ của các mạnh thường quân vào việc phát triển bền vững nhà trường nhằm tạo sự phát triển mạnh mẽ, toàn diện và vững chắc đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng dạy học của mỗi nhà trường nói riêng.

Thực hiện thi đua, khen thưởng nhằm động viên, khích lệ kịp thời những tập thể và cá nhân có nhiều đóng góp trong bồi dưỡng HS yếu, kém. Khen thưởng thỏa đáng, công bằng, kịp thời sẽ là động lực thúc đẩy sự say mê sáng tạo của GV, của HS trong mọi hoạt động. Do đó, mỗi cơ sở giáo dục cần phải xây dựng quy chế thi đua khen thưởng rõ ràng, tuyên truyền quy chế tới CBQL, GV và HS để mỗi CBQL, GV và HS nắm rõ quy chế và cùng thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn được giao hàng năm.

TIỂU KẾT CHƯƠNG I

Chương 1 đã đề cập tới các vấn đề về bồi dưỡng học sinh học lực yếu, kém. Qua lý luận trình bày đã làm sáng tỏ một số khái niệm như: Quản lý; Quản lý giáo dục; Bồi dưỡng; Bồi dưỡng HS học yếu, kém; Quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém. Những vấn đề cơ bản của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS; Một số lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu,

kém ở trường THCS. Nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém đã được đề cập đến một cách khá sâu sắc. Đồng thời đã phân tích các yếu tố khách quan và chủ quan có ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém ở trường THCS. Các vấn đề đã nêu trên chính là nền tảng lý luận để định hướng nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ĐăkNông và đề xuất các biện pháp quản lý bồi dưỡng HS học yếu, kém để nâng cao chất lượng dạy- học nói riêng và chất lượng giáo dục tại đơn vị.

Chương 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH HỌC LỰC YẾU, KÉM Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂK NÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)