Bồi dưỡng học sinh học yếu, kém

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 30)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.2.6. Bồi dưỡng học sinh học yếu, kém

Theo từ điển giáo dục học “Bồi dưỡng là quá trình trang bị thêm kiến thức, kỹ năng nhằm mục đích nâng cao và hồn thiện năng lực họat động trong các lĩnh vực cụ thể” [25]

Theo tác giả Nguyễn Minh Đường:“Bồi dưỡng có thể coi là một quá

trình cập nhật kiến thức và kỹ năng còn thiếu hoặc đã lạc hậu trong một cấp học, bậc học và thường xuyên được xác định bằng 1 chứng chỉ”.

Như vậy, bồi dưỡng (BD) thực chất là bổ sung kiến thức còn thiếu và các kỹ năng nhằm đạt được trình độ nhất định hoặc nâng cao trình độ trong lĩnh vực nào đó, giúp con người mở mang học nâng cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.

Bồi dưỡng học sinh học yếu, kém là hoạt động dạy học của GV được tổ chức với mục đích nhằm giúp các em học lực yếu, kém nắm được những kiến thức cơ bản và giúp các em có bước tiến bộ trong học tập để theo kịp các bạn trong lớp học.

Bồi dưỡng học sinh học yếu, kém trước hết phải là một quá trình. Muốn bồi dưỡng học sinh yếu, kém đạt kết quả tốt, người quản lý cần đầu tư cả công sức và thời gian, không nóng vội vì khơng thể một sớm một chiều mà các em học sinh có sự thay đổi nhanh chóng đến vậy.

Mặt khác bồi dưỡng học sinh yếu, kém là hoạt động nhằm trang bị cho học sinh những hiểu biết về pháp luật, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và kiến thức kỹ năng vận dụng của học sinh. Bồi dưỡng học sinh yếu, kém còn tạo điều kiện cho học sinh rèn luyện các kỹ năng mạnh dạn hơn, tự tin hơn, có động cơ học tập đúng đắn hơn, có ý chí và nghị lực vượt khó để vươn lên.

Trong hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém do đặc điểm, tính cách, động cơ, mục đích khác nhau của mỗi học sinh, do đó người thầy cần phải có

phương pháp phù hợp để tạo điều kiện, động viên các em cố gắng nỗ lực, bởi khi các em xác định đúng đắn động cơ của mình thì hiệu quả bồi dưỡng mới được phát huy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)