Biện pháp 4: Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87 - 88)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.4. Biện pháp 4: Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ bồ

bồi dưỡng học sinh yếu, kém

3.2.4.1. Mục đích

Tạo điều kiện thuận lợi để GV thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy nói chung, nhiệm vụ bồi dưỡng HS yếu kém nói riêng. Đồng thời tạo điều kiện tốt nhất để HS tham gia hoạt động bổ trợ khác như hoạt động ngoài giờ, giáo dục kỹ năng sống, chương trình giáo dục địa phương, qua đó giúp các em hịa nhập với hoạt động tập thể để tự bồi dưỡng mình. Mặt khác, cần huy động từ nhiều nguồn lực để hỗ trợ cho GV có cuộc sống ổn định, từ đó đầu tư thêm về cơng tác chun mơn. Hoặc hỗ trợ thêm thời gian, sắp xếp bố trí giờ dạy hợp lý để GV có thời gian nghiên cứu bài dạy, tự bồi dưỡng và bồi dưỡng HS yếu, kém giúp các em tiến bộ.

3.2.4.2. Nội dung

Cung ứng các điều kiện cơ sở vật chất lớp học, trang thiết bị dạy học, thiết bị thí nghiệm thực hành.

Đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật về cơng nghệ thơng tin để GV và HS có thể khai thác các nguồn kiến thức trên mạng. Trang bị các tài liệu tham khảo để GV có thể sử dụng thuận lợi nguồn tài liệu trong thư viện.

Theo điều lệ trường phổ thông việc bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém là trách nhiệm của GV, khơng có chế độ hỗ trợ nào. Do đó nhà trường cần cân đối một phần kinh phí để động viên khích lệ GV tham gia giảng dạy bồi dưỡng HS yếu, kém. Hoặc huy động thêm nguồn lực của phụ huynh HS, của các mạnh thường quân để tổ chức các sân chơi, hoạt động ngồi giờ, hỗ trợ thêm kinh phí cho GV dạy bồi dưỡng.

3.2.4.3. Tổ chức thực hiện

Kịp thời bổ sung cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ công tác dạy học. Ban hành quy chế quản lý, sử dụng và bảo quản cơ sở vật chất. Tạo điều

kiện thuận lợi nhất cho HS yếu, kém học tập và sinh hoạt.

Chỉ đạo các tổ chuyên môn và tổ chức, đoàn thể phối hợp sinh hoạt chuyên đề, ngoại khóa nhằm tạo sân chơi cho HS yếu, kém giao lưu.

Tranh thủ sự hỗ trợ của các nguồn lực tài chính cho cơng tác tổ chức các buổi ngoại khóa, chuyên đề như “Vui khỏe để học”, “Ảnh hưởng của mạng xã

hội đối với HS”, “Giá trị sống” v.v… đồng thời huy động nguồn kinh phí để hỗ

trợ động viên, khen thưởng GV có đóng góp trong bồi dưỡng HS yếu, kém tiến bộ đồng thời nhắc nhở những GV làm chưa tốt nhiệm vụ này.

Hỗ trợ các điều kiện học tập cho các em học yếu, kém (vì những HS này thường là những HS gặp khó khăn). Thường xuyên gần gủi, quan tâm các em.

Kịp thời động viên, chia sẻ những khó khăn của GV để họ có động lực thực hiện tốt nhiệm vụ của mình.

3.2.4.4. Điều kiện thực hiện

Tăng cường dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa trường học, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động của nhà trường, đặc biệt nhận thức được tầm quan trọng của bồi dưỡng HS yếu kém, trên cơ sở đó có kế hoạch, cơ chế phối hợp để tạo môi trường giáo dục lành mạnh.

Tạo sự đồng thuận cao trong hội đồng sư phạm nhà trường, sự ủng hộ của các cấp chính quyền, ban đại diện cha mẹ HS cả về chủ trương, tinh thần lẫn tài chính nhằm phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)