Biện pháp 2: Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 81 - 83)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.2. Biện pháp 2: Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng

3.3.2.1. Mục đích

Xây dựng chương trình kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém vơ cùng quan trọng. Nếu khơng có kế hoạch thì việc thực hiện nhiệm vụ sẽ tùy tiện, không bao quát được quá trình dạy học đồng thời khơng huy động được các yếu tố tích cực tác động đến quá trình BD HS yếu, kém. Mặt khác, biện pháp cần thiết giúp cho GV có cái nhìn tổng quát về những đặc trưng cơ bản của HS yếu, kém. Đồng thời giúp GV có định hướng chung về cách thức tiến hành BD cho HS yếu, kém có hiệu quả phù hợp với điều kiện của trường, trình độ của HS, tránh thực hiện theo những phương pháp cũ, chung nhất, hình thức mà hiệu quả khơng cao. Trong q trình thực hiện nếu chỉ xây dựng một lần và áp dụng cho cả năm chắc chắn kế hoạch sẽ khơng phù hợp. Do đó, cần phải thường xuyên kiểm tra điều chỉnh chương trình kế hoạch BD cho phù hợp với trình độ HS và đặc thù bộ mơn.

3.3.2.2. Nội dung

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo là hết sức cần thiết. Cần bám sát nội dung chương trình để xây dựng và đưa ra kế hoạch sớm giúp GV nắm được nội dung kế hoạch để chuẩn bị tốt công việc được giao. Theo dõi tiến trình thực hiện để có thay đổi, điều chỉnh kế hoạch hợp lý. Do vậy Ban giám hiệu, tổ chuyên môn phải thực hiện nhất quán và khoa học. Mặt khác, các kế hoạch chỉ đạo phải bám sát tình hình thực tế của nhà trường, phải được cụ thể hóa theo từng giai đoạn. Cần bàn bạc lấy ý kiến rộng rãi của tổ chuyên môn, GV và các tổ chức đồn thể để chương trình, kế hoạch có tính khả thi cao.

3.3.2.3. Tổ chức thực hiện

Khảo sát đánh giá tình hình HS yếu, kém đã được đưa ra trong phần lý luận thuộc chương 1. Trên cơ sở đó, nhà trường xây dựng kế hoạch BD HS yếu, kém từng học kỳ, từng năm cho từng khối và lập danh sách HS yếu, kém từng môn học để yêu cầu các em tham gia bồi dưỡng

Hiệu trưởng chịu trách nhiệm QL chung, giao nhiệm vụ cho phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn, trên cơ sở thực tế, danh sách HS yếu, kém để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng phù hợp với điều kiện hồn cảnh của đơn vị. Sau đó hiệu trưởng phê duyệt và tiến hành thực hiện.

Kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém được xây dựng và phân công nhiệm vụ như sau:

- Đối với GV chủ nhiệm: Phối hợp với GV bộ mơn thống kê rà sốt số lượng HS yếu, kém qua khảo sát, lập danh sách HS yếu, kém gửi lên nhà trường để tổng hợp bồi dưỡng. Lập hồ sơ theo dõi HS yếu, kém theo từng kỳ và cả năm. Phối hợp với GV bộ môn thường xuyên nắm bắt tình hình của các em để có biện pháp phù hợp giúp đỡ các em. Kết hợp với phụ huynh HS kiểm tra việc học tập ở nhà, động viên các em khắc phục khó khăn để vươn lên trong học tập. Đồng thời huy động kinh phí hỗ trợ cơng tác bồi dưỡng HS yếu, kém.

- Đối với GV bộ môn: Lập hồ sơ theo dõi HS yếu kém, tham mưu với tổ chuyên môn báo cáo với nhà trường xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và tổ chức bồi dưỡng khi được phân công. Phối hợp với GVCN tạo điều kiện cho HS yếu kém tham gia học tập, sinh hoạt. Lựa chọn phương pháp tổ chức phù hợp trong từng tiết dạy, bài dạy nhằm tạo điều kiện cho HS yếu, kém nắm được những nội dung cơ bản trong bài. Tăng cường cơng tác chấm, sửa bài, động viên, khích lệ những thay đổi của các em. Lưu trữ hồ sơ HS yếu, kém để làm cơ sở cho việc theo dõi và bàn giao chất lượng HS những năm tiếp theo.

- Đối với chuyên môn: Thường xuyên giúp đỡ GV về công tác bồi dưỡng HS yếu, kém. Tổ chức chuyên đề đúc rút kinh nghiệm về bồi dưỡng HS yếu, kém. Tổ chức dự giờ bồi dưỡng HS yếu, đóng góp ý kiến để GV có nội dung, phương pháp bồi dưỡng phù hợp mang lại hiệu quả. Quản lý về chuyên môn và hồ sơ hợp lý.

- Đối với Ban giám hiệu: Lập kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém; chỉ đạo bồi dưỡng theo từng chủ đề, bám sát chỗ hổng kiến thức của HS… Thiết lập hồ sơ sổ sách theo dõi khoa học. Chỉ đạo tổ chuyên môn, GV chủ nhiệm lưu trữ đầy đủ hồ sơ. Xây dựng hồ sơ quản lý: kế hoạch, bài soạn, chương trình. Tổ chức kiểm tra, đánh giá chặt chẽ và khen thưởng kịp thời những thầy, cơ có đóng góp trong hoạt động bồi dưỡng HS yếu kém.

- Đối với các tổ chức khác: Đồn, đội, cơng đồn phối hợp với nhau để động viên GV thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Động viên HS tham gia học tập có hiệu quả. Thảo luận, bàn bạc tìm phương pháp, hình thức tổ chức thích hợp để nâng cao chất lượng HS yếu kém nói riêng và chất lượng giáo dục nói chung.

3.3.2.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện biện pháp này một cách hiệu quả địi hỏi GV phải nhiệt tình, tận tụy, tận tâm với nghề, có kiến thức, kỹ năng, có phương pháp hợp lý trong hoạt động BD. Đối với CBQL phải am hiểu sâu về nội dung, phương pháp bồi dưỡng HS yếu, kém; xây dựng tập thể đoàn kết, thống nhất tạo sự đồng thuận cao; có sự kết hợp chặ chẽ các mơi trường giáo dục. Đặc biệt là sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của chi ủy, Ban giám hiệu và sự nỗ lực của cán bộ GV, nhân viên và HS trong quá trình thực hiện kế hoạch.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 81 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)