Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 83 - 87)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.3. Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng

dưỡng học sinh yếu, kém

3.3.3.1. Mục đích

nội dung và phương pháp là các yếu tố vô cùng quan trọng. Bởi đổi mới là sự cải tiến, thay đổi một nội dung, hình thức nào đó để nâng cao nhận thức và kết quả. Đổi mới bồi dưỡng HS yếu, kém là nhiệm vụ không thiếu trong hoạt động bồi dưỡng nhận thức cho HS yếu, kém

Mặt khác, đổi mới giúp cho người học tránh được sự nhàm chán, làm tích cực hóa hoạt động của HS, khơi dậy ở các em niềm u thích tìm hiểu, kích thích sự tị mị tạo điều kiện giúp các em củng cố được kiến thức cơ bản, nắm được phương pháp học tập mới, từ đó có thể các em hứng thú hơn, yêu thích mơn học hơn. Bên cạnh đó cần phối hợp giữa giáo dục ý thức và kiến thức kỹ năng để đưa các em vào sân chơi, từng bước giúp các em u thích mơn học.

3.3.3.2. Nội dung

Nội dung bồi dưỡng phải kết hợp hài hòa giữa giáo dục pháp luật tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống với nội dung chương trình bồi dưỡng.

Nội dung về giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống được tổ chức chung cho HS toàn trường. Đối với nội dung bồi dưỡng HS từng môn học, các tổ chuyên môn cần tổ chức cho GV nghiên cứu kỹ chương trình hướng dẫn nội dung bồi dưỡng HS yếu kém do nhà trường, tổ chuyên môn xây dựng.

Chỉ đạo đội ngũ CBQL, GV tự học, tự bồi dưỡng chuyên môn, phương pháp dạy học. Nắm vững, chủ động, thực hiện đổi mới trong tổ chức hoạt động DH. Bồi dưỡng cách thức tổ chức hoạt động, soạn bài, ra đề kiểm tra, đặc biệt là công tác chủ nhiệm lớp, phương pháp giáo dục HS chưa chăm, chưa ngoan, HS còn yếu, kém. Rèn luyện kỹ năng xử lý tình huống, vận dụng sáng tạo các kiến thức kỹ năng đã được học tập sao cho đa dạng, sinh động để thu hút HS.

Tạo điều kiện cho GV về nhân lực, vật lực, thời gian…để GV chủ động đào tạo, bồi dưỡng. Đánh giá, sơ kết, tuyên dương khen thưởng kịp thời và

động viên, khuyến khích để họ thi đua học tập nâng cao trình độ; phân cơng GV có kinh nghiệm kèm cặp GV trẻ. Tổ chức hoạt động chuyên đề, ngoại khóa nhằm tạo khơng khí sinh hoạt sinh động, hấp dẫn.

Đổi mới khơng có nghĩa là tạo ra nội dung, phương pháp hoàn toàn mới để loại trừ nội dung, phương pháp cũ mà trên cơ sở đó tạo ra cái mới tiến bộ hơn, tích cực hơn, tốt hơn cái đã có. Trong mỗi tiết học, HS dù yếu, kém cũng khơng thấy mình bị bỏ rơi.

Tóm lại, mỗi GV khi tham gia bồi dưỡng HS yếu, kém cần hiểu rõ nội dung để có thể áp dụng một cách phù hợp các phương pháp dạy học. Bên cạnh đó GV đặc biệt coi trọng kiểm tra đánh giá như một công cụ dạy học để thúc đẩy người học tiến bộ. Phương pháp dạy học cho HS thực hành, hướng dẫn nhau trong các hoạt động là phương pháp có hiệu quả hơn cả, như ông cha ta từng nói “học thầy khơng tày học bạn”.

3.3.3.3. Tổ chức thực hiện

GV bồi dưỡng những kiến thức cơ bản cho các em còn yếu, kém.

Trong các tiết dạy GV phải động viên khuyến khích các em, kiểm tra và ghi điểm, tạo cho các em củng cố, nắm lại những kiến thức bị hỏng. Chú ý những tiến bộ của các em để nêu gương, thường xuyên nhắc nhở, kiểm tra việc học và làm bài ở nhà của các em.

Đối với những em không tiến bộ phải quan tâm thường xuyên gọi em lên làm bài tập hoặc trả lời câu hỏi để rèn luyện tính mạnh dạn cho các em; thường xuyên kiểm tra giám sát để đánh giá sự tiến bộ của các em.

Để hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả, người giáo viên phải tâm huyết, hết lòng thương yêu giúp đỡ HS, có phương pháp dạy phù hợp, phải đảm bảo sự thống nhất, ảnh hưởng phương pháp dạy học đối với HS. Với vai trị là người bảo vệ quyền lợi chính đáng cho HS, GV phải tích cực tham

gia vào đánh giá thi đua khen thưởng HS. Thực hiện đầy đủ các quy định của ngành, của trường.

Chỉ đạo GV soạn giảng theo phương pháp mới, thường xuyên kiểm tra, góp ý để hoàn thiện phương pháp dạy học mới. Nghiêm túc trao đổi góp ý trong các tiết chuyên đề, hội giảng để thống nhất phương pháp tích cực dạy học với từng đối tượng HS và từng bài.

- GV bộ môn phải thực hiện đúng nội dung chương trình. Soạn giảng theo phương pháp “lấy HS làm trung tâm”. Tổ chức các tiết dạy phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo của HS. Kiểm tra, đánh giá theo thông tư 58 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn đánh giá, xếp loại HS Trung học. Thực hiện tốt duy trì sĩ số và bồi dưỡng HS yếu, kém.

- Đối với GV chủ nhiệm phải nắm được tâm lý, hoàn cảnh của HS. Phối hợp với đoàn, đội, phụ huynh tổ chức các hoạt động ngoài giờ, giáo dục kỹ năng sống tạo sân chơi và rèn luyện kỹ năng cho các em, kịp thời báo cáo những khó khăn về nhà trường để có hướng chỉ đạo.

- Tạo môi trường học tập, vui chơi lành mạnh, phát động các phong trào thi đua để các em rèn luyện, phát triển về học tập, văn nghệ, thể dục thể thao, giáo dục tình u q hương đất nước và lịng tự hào dân tộc.

3.3.3.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện giải pháp này, hiệu trưởng các trường cần cụ thể hóa việc chỉ đạo, đổi mới nội dung, phương pháp trong kế hoạch chiến lược, kế hoạch kỳ, kế hoạch năm. Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến rộng rãi đến cán bộ GV nhân viên và HS để tạo sự đồng thuận cùng nhau thực hiện có hiệu quả kế hoạch.

Đối với GV phải xây dựng kế hoạch chi tiết, giảm lý thuyết, tăng thực hành, sáng tạo trong phương pháp dạy học để giúp HS tích cực chủ động trong mọi hoạt động dưới sự hướng dẫn của thầy, cô giáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 83 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)