Biện pháp 6: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 90 - 92)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.6. Biện pháp 6: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động

động lực cho giáo viên và học sinh trong bồi dưỡng học sinh yếu, kém

3.2.6.1. Mục đích

Bác Hồ đã từng nói “Thi đua là yêu nước. Muốn yêu nước phải thi đua.

Như vậy dù ở lĩnh vực nào chúng ta cũng phải quan tâm đến công tác thi đua. Tuy nhiên, khen thưởng CBQL, GV và HS từ trước đến nay mới chỉ dừng lại ở kết quả HS giỏi, GV giỏi cịn GV có thành tích BD sinh yếu, kém; HS yếu kém có nhiều tiến bộ, có thay đổi trong học tập, rèn luyện thì chưa được quan tâm. Vì vậy, việc xây dựng và thực hiện công tác thi đua khen thưởng đảm cơng bằng, khách quan, chính xác, thỏa đáng và kịp thời nhằm tạo động lực cho GV và HS phấn đấu hết mình trong hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém là hết sức cần thiết.

Mỗi cơ sở giáo dục cần xây dựng các tiêu chí thi đua, khen thưởng cụ thể, chi tiết để động viên, khuyến khích kịp thời cá nhân, tập thể có đóng góp trong BD HS yếu, kém nhằm đạt kết quả cao trong bồi dưỡng HS yếu, kém góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của đơn vị.

Cần kết hợp giữa động viên tinh thần, biểu dương, vinh danh với khen thưởng bằng vật chất;

3.2.6.2. Nội dung

Đưa kết quả bồi dưỡng HS yếu, kém thành một trong những tiêu chí để bình xét thi đua cá nhân, thi đua tổ chuyên môn, nâng lương trước thời hạn. Tiêu chí cần xác định rõ cách tính điểm thi đua cho từng chỉ tiêu chất lượng.

Huy động sự hỗ trợ của cha mẹ HS để xây dựng quỹ khen thưởng nhằm đảm bảo mức thưởng phù hợp. Thông báo mức thưởng cho thành tích bồi dưỡng đầu năm để GV có chí hướng.

Kết hợp nhiều hình thức để động viên, khích lệ như: tuyên dương trong các buổi sinh hoạt hội đồng trường, cuộc họp phụ huynh, trước cấp lãnh đạo, hoặc tổ chức phát thưởng trước các buổi tổng kết, hội nghị,…Tổ chức khen thưởng cần phải kịp thời và trang trọng.

3.2.6.3. Tổ chức thực hiện

GV có thành tích, phê bình, nhắc nhở các GV chưa chú trọng nhiệm vụ này. Việc bảo đảm chất lượng dạy học và giáo dục theo quy định (Bồi dưỡng HS giỏi và phụ đạo HS yếu, kém) là trách nhiệm của mỗi GV. Do vậy, để hoạt động này có hiệu quả, mỗi nhà trường cần tiết kiệm nguồn chi nào đó, xây dựng dự tốn kinh phí cho bồi dưỡng HS yếu, kém. Ban hành quy định về mức thưởng trên cơ sở nguồn quỹ chi thường xuyên của đơn vị làm sao phát huy có hiệu quả hoạt động này.

- Phối hợp chặt chẽ giữa Ban giám hiệu, GV chủ nhiệm, GV bộ mơn, các tổ chức đồn thể, Ban đại diện cha mẹ HS trường, Ban đại diện cha mẹ HS lớp để tranh thủ sự ủng hộ của phụ huynh HS, mạnh thường quân. Tuyên truyền vận động phụ huynh HS ủng hộ về tinh thần, vật chất cho thực hiện bồi dưỡng HS yếu, kém.

3.2.6.4. Điều kiện thực hiện

Tăng cường công tác tuyên truyền về vai trò trách nhiệm của CBQL, GV và HS về hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém; dân chủ hóa giáo dục trong nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho các hoạt động giáo dục của nhà trường thực hiện thành công.

Ban giám hiệu phải tạo ra được cơ chế, chính sách để triển khai và thể chế hóa các chủ trương xã hội hóa giáo dục, đồng thời chỉ đạo, quản lý các hoạt động đó.

Xây dựng cơ chế, kế hoạch phối hợp nhằm tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh. Tăng cường sự phối hợp giữa các bộ phận để công tác thi đua khen thưởng được thực hiện đồng bộ, chính xác và kịp thời

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 90 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)