Quản lý bồi dưỡng học sinh yếu, ké mở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 33 - 38)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.4. Quản lý bồi dưỡng học sinh yếu, ké mở trường trung học cơ sở

1.4.1. Quản lý đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng

GV là lực lượng nòng cốt trong hoạt động dạy học nói chung, hoạt động BD HS yếu, kém nói riêng. Do đó, địi hỏi mỗi GV tham gia dạy học

cần phải có tinh thần trách nhiệm cao, có chun mơn vững vàng, phải gần gũi, thương yêu, nắm bắt tâm lý HS, sẵn sàng chia sẻ với các em những khó khăn trong học tập và rèn luyện. Có như vậy BD HS học yếu, kém mới đạt hiệu quả.

Quản lý đội ngũ GV tham gia BD HS học yếu, kém là quản lý việc thực hiện kế hoạch dạy học, quản lý nội dung dạy học, phương pháp tổ chức các hoạt động học tập trên lớp, các hoạt động ngồi giờ,… Có thể quản lý qua sổ sách, hồ sơ, quản lý qua kết quả đạt được của HS sau BD hoặc qua trao đổi chia sẻ với GV BD, GV chủ nhiệm (GVCN),…Qua đó, nắm bắt được tinh thần thực hiện nhiệm vụ để có sự điều chỉnh cho phù hợp với tình hình thực tiễn đặt ra.

1.4.2. Quản lý xây dựng chương trình kế hoạch

Kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của quản lý. Kế hoạch hóa là xác định mục tiêu của tổ chức và tìm ra con đường đạt mục tiêu đó.

Chức năng kế hoạch hóa có 3 nội dung chủ yếu là: Xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức; xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức đã đạt được mục tiêu đã đề ra; quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được mục tiêu.

Peterer Drucker, tác giả cuốn “Quản lý cho tương lai - thập kỷ 90 và xa

hơn nữa” đã đề xuất 2 tiêu chuẩn về tính hiệu nghiệm và tính hiệu quả (effecti

veness and efficiency), tức là “làm việc đúng” (do right things) và “làm đúng

việc” (do things right). Hai tiêu chuẩn đó ln song hành cùng 2 khía cạnh

của kế hoạch hóa là: Xác định những mục tiêu “đúng” và chọn lựa những biện pháp “đúng” để đạt được những mục tiêu đã xác định. Có thể nói hai khía cạnh này có ý nghĩa sống cịn đối với q trình quản lý. Điều này giúp ta đi đến kết luận kế hoạch hóa là chức năng quan trọng nhất của quản lý .

Căn cứ vào thời gian, kế hoạch được chia thành 3 loại: Kế hoạch dài hạn hay kế hoạch chiến lược (đối với các cơ sở giáo dục thường là 5 năm, định hướng hóa 10 năm); Kế hoạch trung hạn hay kế hoạch chiến thuật; Kế hoạch ngắn hạn hay kế hoạch tác nghiệp.

Hoạt động kế hoạch hóa có thể hiểu là xác định trả lời cho các câu hỏi; chúng ta đang ở đâu? Chúng ta sẽ đi đến đâu? Làm thế nào để biết được là đã đến đó?

Kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS được xây dựng cho từng năm học. Trong đó có kế hoạch của trường, của tổ chuyên môn và kế hoạch thực hiện bồi dưỡng HS yếu, kém của GV. Tuy nhiên HS yếu, kém cần được bồi dưỡng trong suốt quá trình học tập tại trường nên kế hoạch hằng năm phải được xây dựng trên cơ sở kế thừa và phát triển của các năm trước và tình hình thực tế của trường. Các chủ trương về bồi dưỡng HS yếu, kém cần được đưa vào kế hoạch chiến lược như tổ chức bồi dưỡng trong hè, tổ chức dạy chuyên đề,…

Cần thiết lập các hồ sơ theo dõi diễn biến chất lượng của các em trong từng tháng, từng kỳ và phối hợp các tổ chức và đoàn thể trong nhà trường để giúp đỡ các em học yếu, kém.

1.4.3. Quản lý nội dung bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Khi người quản lý đã lập xong kế hoạch, cần phải chuyển hóa những ý tưởng trong kế hoạch thành hiện thực. Một tổ chức lành mạnh sẽ có ý nghĩa quyết định đối với sự chuyển hóa như vậy.

Nội dung bồi dưỡng phải phù hợp với thực tế, tránh hàn lâm. Muốn có nội dung phù hợp, GV dạy BD phải nắm rõ từng đối tượng HS có những nội dung cụ thể giao cho các em. Quản lý nội dung bồi dưỡng là quản lý kiến thức, kỹ năng mà GV thực hiện trong từng tiết học

1.4.4. Quản lý phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng

Đây là chức năng đặc thù của quản lý, nó biểu hiện rất rõ nét năng lực của người quản lý. Đó là sự điều hành, điều chỉnh hoạt động của hệ thống nhằm thực hiện đúng kế hoạch đã đề ra để đạt được mục tiêu. Nó địi hỏi người quản lý phải luôn luôn theo dõi các họat động, các trạng thái vận hành của hệ thống và đề ra được những biện pháp điều chỉnh, uốn nắn kịp thời sao cho hệ thống vận hành không làm thay đổi mục tiêu đã định của hệ thống.

Có nhiều hình thức để bồi dưỡng HS yếu, kém. Tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi trường để có những biện pháp quản lý BD phù hợp.

1.4.5. Quản lý kiểm tra, đánh giá

Khơng có kiểm tra đánh giá coi như khơng có quản lý, thơng qua các chức năng kiểm tra, nhà quản lý giám sát các thành quả hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. Chức năng này giúp cho người quản lý thu thập được những thông tin ngược từ khách thể quản lý, trong q trình vận hành của hệ thống. Nhờ đó mà nhà quản lý đánh giá được trạng thái của hệ thống ra sao so với kế hoạch đã đề ra và như vậy sẽ đánh giá được kế hoạch khả thi đến mức độ nào? Nguyên nhân của sự thành công, thất bại cần bổ sung những gì vào nội dung trong kế hoạch để đạt được mục tiêu phát triển và cũng nhờ có chức năng này mà người quản lý rút ra cho mình được bài học kinh nghiệm để thực hiện các quá trình quản lý tiếp theo đạt được hiệu quả cao hơn.

Điều cần chú ý đối với người quản lý là 4 chức năng quản lý có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, được thực hiện liên tiếp, phối hợp và bổ sung cho nhau tạo thành chu trình quản lý. Trong chu trình quản lý này, yếu tố thơng tin ln có mặt ở tất cả các giai đoạn, nó vừa là điều kiện, vừa là phương tiện không thể thiếu khi thực hiện chức năng quản lý.

1.4.6. Quản lý các điều kiện đảm bảo bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Nói đến quản lý các điều kiện đảm bảo cho việc bồi dưỡng HS học yếu, kém là nói đến cơ sở vật chất, kỹ thuật, các trang thiết bị, tài chính cần thiết nhất phục vụ cho bồi dưỡng HS yếu, kém cụ thể:

- Về cơ sở vật chất – kỹ thuật: Đầu tư mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, xây dựng các phịng thực hành, phịng thí nghiệm, phịng bộ mơn có đủ các dụng cụ học tập cho HS; phịng thư viện có đủ sách tham khảo, sách giáo khoa. Xây dựng sân chơi bãi tập hợp lý cho các em học tập, sinh hoạt nhằm tạo mọi điều kiện giúp các em “chơi mà học, học mà chơi”

- Về nguồn lực tài chính: Nhà trường sử dụng hiệu quả nguồn ngân sách nhà nước, nguồn kinh phí tự chủ, tổ chức thực hiện quyên góp và sử dụng hiệu quả các nguồn tài trợ từ phụ huynh và mạnh thường quân. Cân đối, tiết kiệm các nguồn quỹ để có phần kinh phí động viên GV dạy bồi dưỡng HS yếu, kém.

- Về hoạt động xã hội hóa giáo dục: Nhà trường quán triệt quan điểm của Đảng và Nhà nước, chủ trương của ngành về cơng tác xã hội hóa giáo dục. Từ đó tuyên truyền cho mọi tổ chức xã hội, cá nhân thực hiện tốt công tác xã hội hóa cho nhà trường, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội đối với các phong trào của nhà trường.

- Về chế độ chính sách: Bằng nguồn kinh phí tự chủ, nguồn kinh phí xã hội hóa, hỗ trợ cho hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém động viên GV thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ được giao, động viên HS có tiến bộ trong bồi dưỡng.

- Thi đua khen thưởng: Cần động viên khen thưởng kịp thời những CBQL, GV có đóng góp trong việc bồi dưỡng HS yếu, kém. Bên cạnh đó cần theo dõi những thay đổi, tiến bộ của HS để có những khuyến khích kịp thời. Có thể động viên khen thưởng GV bằng nhiều hình thức như: thưởng bằng vật

chất, xét nâng lương, cho đi tham quan du lịch, nghỉ dưỡng…. để họ tiếp tục cống hiến cho bồi dưỡng HS yếu kém, cho hoạt động giáo dục chung của nhà trường. Khen thưởng HS bằng cách tuyên dương dưới cờ, tuyên dương trong các buổi sinh hoạt, khen tưởng cuối kỳ, cuối năm…

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém ở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 33 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)