1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài
3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp trong quản lý bồi dưỡng học sinh
sinh yếu, kém
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém chương 3 đã đề xuất 6 biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nơng, đó là:
- Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động
bồi dưỡng HS yếu, kém đối với CBQL, GV, HS
- Biện pháp 2: Xây dựng chương trình, kế hoạch bồi dưỡng phù hợp - Biện pháp 3: Đổi mới nội dung, phương pháp, hình thức bồi dưỡng
HS yếu, kém
- Biện pháp 4: Huy động và khai thác tối ưu các điều kiện hỗ trợ bồi
dưỡng HS yếu, kém
- Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong bồi dưỡng
HS yếu, kém
- Biện pháp 6: Tăng cường công tác thi đua khen thưởng tạo động lực
cho GV và HS trong bồi dưỡng HS yếu, kém
Trong 6 biện pháp được đề xuất thì biện pháp 1 là cơ sở thực hiện các biện pháp cịn lại bởi vì nhận thức quyết định thái độ và hành vi. Muốn quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả cao thì trước hết nhận thức của các lực lượng có trách nhiệm về mục đích, tầm quan trọng phải đúng đắn. Tuy vậy, mỗi biện pháp được đưa ra đều có ý nghĩa quan trọng trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đăk Nông. Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ, biện chứng tác động qua lại lẫn nhau chứ không độc lập, không tách rời nhau. Mức độ tác động của biện pháp còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể về đội ngũ, về cơ sở vật, về môi trường giáo dục và đối tượng HS. Điều quan trọng là nhà quản lý phải biết áp dụng các biện pháp một cách đồng bộ thì các biện pháp được đề xuất mới phát huy tối đa tác dụng để đưa hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở trường THCS thị xã Gia Nghĩa đạt chất lượng cao hơn.
Tất cả 6 biện pháp được đề xuất địi hỏi phải có sự đồng thuận trong CBQL, GV, HS và CMHS. Để các biện pháp này thực hiện có hiệu quả, trước hết hiệu trưởng phải ln ln có nhận thức đúng đắn về BD HS yếu, kém;
quan tâm công tác quản lý bồi dưỡng HS yếu, kém và các biện pháp đề xuất, đồng thời phải thường xuyên tuyên truyền đến các tổ chức đoàn thể, cha mẹ HS và tồn thể xã hội nhằm tạo tiếng nói chung trong các lực lượng cần phối hợp để tổ chức có hiệu quả hoạt động giáo dục này.