Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 88 - 90)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.5. Biện pháp 5: Phối hợp giữa các lực lượng giáo dục trong bồ

dưỡng học sinh yếu, kém

3.2.5.1. Mục đích

Tạo môi trường thuận lợi trong học tập, rèn luyện cho HS học yếu, kém. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong hoạt động dạy học nói chung và bồi dưỡng HS học yếu, kém nói riêng; giúp CMHS và các tổ chức chính trị xã hội có những hiểu biết chung về tác dụng

của bồi dưỡng HS học yếu kém, qua đó các tổ chức phát huy vai trị của mình đối với việc chăm lo cho giáo dục; phối hợp với phụ huynh trong quản lý giờ tự học, kế hoạch tự học và nội dung học tập của con em. Trên cơ sở đó có kế hoạch phối hợp hợp lý các hoạt động cho tồn khóa và từng năm học.

3.2.5.2. Nội dung

Nhà trường huy động sự ủng hộ của các lực lượng trong xã hội đầu tư cho giáo dục về tinh thần, vật chất; phải xây dựng một môi trường giáo dục lành mạnh tạo điều kiện cho mọi tổ chức đoàn thể, cá nhân chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Xây dựng, phát động phong trào bồi dưỡng HS học yếu, kém nói riêng và phong trào học tập nói chung trong đội ngũ giáo viên và học sinh. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị đáp ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và bồi dưỡng HS học yếu, kém; khen thưởng HS có tiến bộ trong học tập và rèn luyện.

- Đối với cha mẹ HS: Thống nhất biện pháp phối hợp giữa gia đình - nhà trường - xã hội để giáo dục HS và bồi dưỡng HS học yếu kém nói riêng. Xây dựng chương trình hành động phù hợp với tình hình. Thơng báo với phụ huynh về chương trình bồi dưỡng, hình thức tổ chức bồi dưỡng để phụ huynh ủng hộ cho hoạt động bồi dưỡng này. Huy động tài trợ của phụ huynh để tăng cường cơ sở vật chất mua sắm trang thiết bị như: sách tham khảo, máy chiếu để phục vụ cho công tác này.

- Các tổ chức chính trị, xã hội như Đoàn thanh niên, Hội khuyến học, Hội chữ thập đỏ, hội phụ nữ,.. cần phải phát huy vai trò trong mối quan hệ với nhà trường bằng những việc làm, hoạt động thiết thực như tặng quà cho HS khó khăn “ HS nghèo vượt khó”, phần thưởng cho HS có thành tích trong học tập, tặng thưởng cho GV có đóng góp trong phong trào dạy học và bồi dưỡng HS học yếu, kém.

3.2.5.3. Tổ chức thực hiện

Trước hết phải phát huy vai trị của các mơi trường giáo dục nhà trường, gia đình và xã hội. Thực hiện cơng tác xã hội hóa giáo dục, tranh thủ sự quan tâm ủng hộ của các cấp chính quyền, các đồn thể, các tổ chức chính trị, kinh tế…về sự đóng góp nhân lực, vật lực, tài lực cho giáo dục. Phối hợp với chính quyền địa phương, hội cha mẹ HS thường xuyên chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho cán bộ, GV, nhân viên để họ toàn tâm, toàn ý cống hiến cho sự nghiệp giáo dục.

Kịp thời phối hợp với các tổ chức xã hội để động viên khích lệ HS bằng việc trao thưởng, cấp học bổng, đăng tin bài,…

Phát huy vai trị của các đồn thể, tầng lớp nhân dân, các mạnh thường quân, tạo mối liên hệ gắn kết, cùng chung tay chăm lo cho sự nghiệp giáo dục nói chung và bồi dưỡng HS yếu kém nói riêng, tăng cường các hình thức liên kết và hợp đồng trách nhiệm.

3.2.5.4. Điều kiện thực hiện

Các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương phải tạo ra cơ chế, chính sách để triển khai và thể chế hóa các chủ trương xã hội hóa giáo dục, đồng thời quản lý chỉ đạo các hoạt động đó.

Tăng cường dân chủ hóa giáo dục, dân chủ hóa nhà trường, tạo môi trường thuận lợi cho hoạt động của nhà trường, đặc biệt là nhận thức được tầm quan trọng của bồi dưỡng HS yếu.

Trên cơ sở đó có cơ chế, kế hoạch phối hợp để tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, có cơ chế phố hợp chặt chẽ giữa các tổ chức đồn thể. Có sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm về hoạt động phối hợp định kỳ tháng, quý và cả năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)