Hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu, ké mở trường trung học cơ sở

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 30 - 33)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

1.3. Hoạt động bồi dưỡng học sinh học yếu, ké mở trường trung học cơ sở

học cơ sở

1.3.1. Mục tiêu

Luật giáo dục năm 2005 nêu rõ: Tổ chức giảng dạy, học tập và các hoạt động giáo dục khác theo mục tiêu, chương trình giáo dục” (Điều 35). Nhằm giúp học sinh hồn thành chương trình và tốt nghiệp bậc học, người thầy giáo cịn có một nhiệm vụ rất quan trọng là quan tâm bồi dưỡng học sinh yếu, kém để các em có được những kiến thức cơ bản. Một trong những quan điểm chỉ đạo đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục- đào tạo được nêu trong Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị lần thứ VIII Ban chấp hành Trung ương khóa XI là: “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát

triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học” [9].

Mục đích của bồi dưỡng học sinh yếu, kém là mang lại hiệu quả, giúp học sinh lấy lại kiến thức căn bản, củng cố kiến thức và phát triển phẩm chất năng lực của học sinh.

Muốn đạt được mục đích trên địi hỏi người quản lý, người GV phải toàn tâm, toàn ý, hợp tác cùng nhau, xây dựng các kế hoạch cụ thể, chi tiết, gần gũi, thân thiện với học sinh qua đó các em thấy được sự quan tâm của thầy cô, được thầy cơ giúp đỡ để từ đó các em tự giác hơn trong học tập và sinh hoạt.

1.3.2. Nội dung bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Sự yếu, kém trong học tập của học sinh biểu hiện khá đa dạng, song nhìn chung thường có các đặc điểm: lỗ hổng kiến thức, kỹ năng; tiếp thu kiến thức, hình thành kỹ năng chậm, năng lực tư duy yếu, phương pháp học tập

chưa tốt, hay thờ ơ với các giờ học trên lớp, thường xuyên không làm bài tập điểm số thường dưới trung bình. Do đó để có thể giúp đỡ học sinh yếu, kém một cách có hiệu quả, GV cũng như CBQL cần nắm được các đặc điểm này, theo đó nội dung bồi dưỡng học sinh yếu, kém phải là hệ thống kiến thức, kỹ năng thuộc chương trình giáo dục ở cấp học, bậc học của đối tượng học sinh này. Việc bồi dưỡng để các em có kiến thức cơ bản, có kỹ năng địi hỏi phải tốn nhiều công sức và thời gian so với đối tượng học sinh khá, giỏi.

Vì vậy, đòi hỏi GV cần nắm vững những đặc điểm của các em yếu, kém để có thể giúp đỡ các em trong mọi hoạt động một cách hiệu quả. Việc bồi dưỡng này cần được thực hiện thường xuyên trong các tiết học, trong từng mơn học. Ngồi ra, GV cần phải phân nhóm bồi dưỡng để các em thực hiện nhiệm vụ hiệu quả giúp nắm được kiến thức căn bản, hòa nhập với lớp học; tổ chức phân loại học sinh cụ thể như hổng kiến thức, cách trình bày,…thời gian trên lớp khơng đủ để tổ chức thực hiện thì cần phải có kế hoạch bồi dưỡng trái buổi, bồi dưỡng theo từng nhóm. Cần rèn luyện kỹ năng học tập và luyện tập vừa sức với các học sinh yếu, kém như giao bài tập đơn giản để các em làm nhằm kích thích sự hứng thú học tập ở các em. Hướng dẫn các em phương pháp học tập: học kỹ lý thuyết, đọc kỹ bài, gạch ý và viết nháp. Hướng dẫn các em từng bước một, đi từ những bậc thang vừa sức với mình để các em đỡ bị hụt hẫng tạo nên yếu tố tâm lý là các em đã tự tin vào bản thân mình để quyết tâm vượt qua khó khăn trong học tập.

Tóm lại, bồi dưỡng học sinh yếu, kém phải phân loại được trình độ học sinh để lựa chọn nội dung bồi dưỡng cho phù hợp. Bắt đầu từ những câu hỏi, bài tập thật dễ cho các em làm nhằm củng cố kiến thức cơ bản và kiểm tra lại vào ngày hơm sau để có phương pháp dạy phù hợp. Bên cạnh đó, GV phải chia nhóm trong q trình bồi dưỡng, quan tâm, giúp đỡ và khuyến khích các

em trong mọi tình huống để các em từng bước thay đổi ý thức, chăm chỉ học tập vì các em học yếu, kém nhìn chung là chán học, lười học.

1.3.3. Phương pháp, hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu, kém

1.3.3.1. Phương pháp bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Với quan điểm dạy học phân hóa, cần phân loại đối tượng học sinh để có phương pháp dạy học phù hợp với từng nhóm đối tượng.

Để đạt mục tiêu, nội dung, phương pháp bồi dưỡng học sinh học yếu, kém trong các cơ sở GD-ĐT nói chung, các trường THCS nói riêng cần phải tiến hành theo các bước sau:

Nhận diện học sinh yếu, kém tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu, kém. Tổng hợp danh sách học sinh trên cơ sở các tiêu chí: Hổng kiến thức, lười biếng, bệnh tật…sau đó:

- Xây dựng kế hoạch chung của trường

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng của tổ chuyên môn, khối lớp và phân công GV phụ trách; xây dựng kế hoạch phối hợp các lực lượng giáo dục (gia đình và cộng đồng).

- Tổ chức thực hiện kế hoạch

- Kiểm tra đánh giá, tổng kết khen thưởng

1.3.3.2. Hình thức tổ chức bồi dưỡng học sinh yếu, kém

Cần đa dạng hình thức bồi dưỡng học sinh yếu, kém để các em có các cơ hội thực hiện nhiệm vụ của mình như được thực hành giải các bài tập, được trả lời câu hỏi, được thảo luận nhóm, v.v… Thường có các hình thức bồi dưỡng học sinh yếu, kém như sau:

- Tổ chức trong các tiết học chính khóa: các kiến thức kỹ năng trong các buổi chính khóa là nền tảng giúp các em có hứng thú thực hiện các nhiệm vụ tiếp theo.

- Dạy tăng tiết, trái buổi: Lựa chọn những em học lực yếu, kém sắp xếp phân chia theo từng nhóm, theo từng bộ môn để tổ chức bồi dưỡng.

- Tổ chức phong trào học nhóm, đơi bạn cùng tiến: Hình thức này giao cho các em khá giỏi kèm cặp những em yếu, kém…

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa, chun đề: Hình thức này vừa là sân chơi vừa là dịp để các em ơn lại kiến thức.

Ngồi ra, GV ra thêm bài tập cho các em về nhà làm, hơm sau kiểm tra cho điểm để khuyến khích.

1.3.4. Tầm quan trọng của bồi dưỡng học sinh yếu, kém ở trường trung học cơ sở trung học cơ sở

Số lượng, tỷ lệ học sinh yếu, kém ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường. Nguyên nhân dẫn đến học sinh yếu, kém do lười học, do ham chơi, hoặc thiếu sự quan tâm của gia đình, hoặc chưa có sự phối hộ chặt chẽ của các mơi trường giáo dục…

Vì vậy, muốn từng bước nâng cao chất lượng giáo dục tồn diện thì bất cứ một trường học nào cũng cần chú ý đến bồi dưỡng học sinh yếu, kém. Sau khi phân loại đối tượng học sinh, các nhà trường tổ chức họp phụ huynh để thông qua kế hoạch bồi dưỡng học sinh yếu, kém sau đó lấy ý kiến phụ huynh về việc tổ chức bồi dưỡng sao cho có hiệu quả.

Việc xây dựng kế hoạch, tổ chức bồi dưỡng hợp lý, động viên khen thưởng biểu dương kịp thời với những tiến bộ dù là rất nhỏ của học sinh và sự kiên trì, tâm huyết của GV trong q trình giảng dạy giáo dục góp phần vào việc giảm thiểu tỉ lệ học sinh yếu, kém nhằm nâng cao chất lượng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)