Khái quát tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục thị xã Gia Nghĩa, tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 44 - 53)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

2.1. Khái quát tự nhiên, kinh tế xã hội và giáo dục thị xã Gia Nghĩa, tỉnh

Nghĩa, tỉnh ĐăkNông

Thị xã Gia Nghĩa là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của tỉnh Đăk Nông; được thành lập theo Nghị định số 82/2005/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ. Có tổng diện tích 28.384 ha, phía Bắc và phía Tây giáp huyện ĐăkSong, phía Đơng giáp huyện ĐăkG’Long, phía Nam giáp huyện ĐăkR’Lấp.

Gia Nghĩa nằm trong vùng ảnh hưởng của gió mùa Tây Nam và mang tính chất khí hậu cao nguyên nhiệt đới ẩm, một năm có hai mùa rõ rệt, mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, tập trung 90% lượng mưa hàng năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, lượng mưa khơng đáng kể. Nhiệt độ bình qn/ năm khoảng 23-240C. Địa hình Gia Nghĩa được chia thành hai dạng chính là cao nguyên Bazan có độ cao khoảng 600-900 m và địa hình thung lũng được bồi tụ, phân bố ven các suối nhỏ.

Là trung tâm tỉnh lỵ, trung tâm hành chính - chính trị; trung tâm kinh tế, văn hóa xã hội và trung tâm khoa học chuyển giao công nghệ của tỉnh Đắk Nơng nằm ở phía Tây Nam vùng Tây Nguyên, thị xã Gia Nghĩa có hạ tầng giao thơng thuận lợi, có trục Quốc lộ 14 là trục giao thơng xương sống quan trọng gắn kết các trung tâm kinh tế của vùng với các vùng lân cận; có Quốc lộ 14C là trục gắn kết các khu kinh tế cửa khẩu dọc hành lang biên giới, có Quốc lộ 28 kết nối đô thị với Đà Lạt – trung tâm du lịch của cả nước.

Ngày 12 tháng 2 năm 2015, sau 10 năm được thành lập, Bộ Xây dựng ban hành Quyết định số 209/QĐ-BXD công nhận thị xã Gia Nghĩa là đô thị

loại III, trực thuộc tỉnh Đăk Nông. Dự kiến thị xã Gia Nghĩa sẽ trở thành thành phố là đô thị loại II trước năm 2020.

Với vị trí địa lý thuận lợi tạo điều kiện cho tỉnh ĐăkNơng nói chung và thị xã Gia Nghĩa nói riêng có thể mở rộng giao lưu với các tỉnh trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và Duyên hải miền Trung, tăng cường liên kết giữa ĐăkNông với các tỉnh thuộc Đông bắc Campuchia về mở rộng thị trường, phát triển hợp tác liên vùng và Quốc tế.

Đô thị Gia Nghĩa được xem là một hạt nhân có chức năng chuyển tiếp các hoạt động từ vùng Tây Nguyên tới vùng Đông Nam Bộ kết nối với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ- một hướng mở ra cảng biển để vận chuyển hàng hóa khối lượng lớn.

Thị xã Gia Nghĩa được đánh giá có nhiều tiềm năng để khai thác, phát triển du lịch, phát triển công nghiệp. Tháng 7/2017 Ban Thường vụ Thị ủy Gia Nghĩa đã ban hành Kế hoạch số 40 về thực hiện chương trình hành động số 20 của Ban thường vụ tỉnh ủy ĐăkNông về phát triển du lịch trở thành kinh tế mũi nhọn. Đồng thời nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về du lịch và phát triển công nghiệp gắn kết chặt chẽ với đảm bảo quốc phòng an ninh. Các dự án trọng điểm trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa và tỉnh ĐăkNông như dự án đường tránh đô thị Gia Nghĩa với tổng mức đầu tư 244 tỉ đồng đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, dự án hồ trung tâm được đầu tư hơn 1000 tỉ đồng đang trên đà xây dựng; dự án nhà máy thủy điện phân nhôm với tổng đầu tư 15.5 nghìn tỉ đồng sắp đưa vào hoạt động. Các dự án trọng điểm này đã góp phần thay đổi bộ mặt đô thị của thị xã Gia Nghĩa và thu hút đầu tư, góp phần phát triển thị xã Gia Nghĩa trở thành đô thị loại II trong thời gian sắp tới.

Gia Nghĩa có 08 đơn vị hành chính trực thuộc gồm 05 phường (phường Nghĩa Đức, Nghĩa Thành, Nghĩa Phú, Nghĩa Trung, Nghĩa Tân) và 03 xã (xã

ĐăkR’Moan, xã Đăk Nia, xã Quảng Thành). Hiện nay thị xã có 61 tổ dân phố, thơn, bon với khoảng 64.353 người, gồm 21 dân tộc anh em sinh sống, trong đó tỉ lệ người dân tộc tại chỗ chiếm 3,84% dân số (người dân tộc M’Nông, Mạ), người dân tộc thiểu số khác chiếm tỉ lệ 9,09% chủ yếu sinh sống bằng nghề nông và buôn bán nhỏ

Trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa có ba tơn giáo chính là Phật giáo, Thiên chúa giáo và Tin lành với tổng số khoảng 11.800 tín đồ. Mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội cịn nhiều khó khăn, mức sống của nhân dân không đồng đều ở các xã, phường song nhân dân các dân tộc trên địa bàn thị xã ln đồn kết, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Do đó đời sống tinh thần, đời sống vật chất của nhân dân ngày càng được nâng cao, văn hóa xã hội phát triển về nhiều mặt, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội cơ bản ổn định, quốc phòng an ninh được củng cố, giữ vững. Sự điều hành quản lý của các cơ quan Nhà nước ngày càng được hoàn thiện, chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và đi vào chiều sâu.

Thực hiện các Nghị quyết của Thị ủy, Nghị quyết của Hội đồng nhân thị xã về phát triển GD-ĐT, ngành Giáo dục thị xã Gia Nghĩa đã đang đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học và quản lý giáo dục; đẩy mạnh giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm đối với các cơ sở giáo dục; đẩy mạnh đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực chủ động của người học; tăng cường cơ sở vật chất bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục;

Tính đến cuối năm học 2018 – 2019, thị xã Gia Nghĩa hiện có 39 trường Mầm non, Tiểu học và Trung học cơ sở với tổng số 15.607 học sinh; có 16/39 trường học đạt chuẩn quốc gia. Công tác phổ cập các bậc học được duy trì tốt từ năm 2017 đến nay như: chuẩn phổ cập GD Mầm non cho trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 1.

Đối với bậc THCS, hiện nay có 7 trường THCS và 01 trường TH- THCS (trong đó có 4/8 trường đạt chuẩn quốc gia) với 105 lớp và 4.102 HS, tăng so với năm học 2017-2018 là 02 lớp và 290 HS. Tổng số CBQL, GV, nhân viên là 223, trong đó 16 CBQL, 183 giáo viên và 25 nhân viên. Tất cả các trường đều thuộc hệ công lập. Hệ thống trường lớp đáp ứng tốt nhu cầu học tập cho con em người dân trên địa bàn.

Song song với phát triển quy mô, chất lượng giáo dục tồn diện đã có những chuyển biến tích cực và phát triển vững chắc. Chất lượng giáo dục trên địa bàn thị xã cơ bản ổn định. Cuối năm học 2018 – 2019, bậc THCS có 656 HS xếp loại học lực giỏi (tỷ lệ 18,6%), HS xếp loại khá 1448 em (tỷ lệ 41,1%), HS xếp loại học lực trung bình 1250 em (tỷ lệ 35,5%), HS học lực yếu 162 em (tỷ lệ 4,6%), và HS xếp loại học lực kém là 06 em (tỷ lệ 0,2%). HS được công nhận tốt ngiệp lớp 9 là 796/798 em (tỷ lệ 99,75%). Trong năm học đã huy động 98% HS hồn thành chương trình tiểu học đúng độ tuổi vào lớp 6. Bên cạnh việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì các cấp, các ngành địa phương cũng hết sức chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn và giáo dục toàn diện cho HS.

Bảng 2.2. Quy mô trường lớp, học sinh năm học 2016-2017 đến 2018- 2019

(Nguồn báo cáo của Phòng GD&ĐT thị xã Gia Nghĩa)

Năm học Số trường Số lớp Tổng số HS

2016-2017 07 99 3.522

2017-2018 07 103 3.730

2018-2019 08 105 3.976

Hệ thống mạng lưới trường THCS cơ bản hoàn thiện và phù hợp với địa bàn dân cư nên đã đáp ứng được nhu cầu học tập ngày càng tăng của HS trên địa bàn thị xã. Trường, lớp, phòng học đảm bảo cho HS mỗi lớp 1 phòng được học 1 ca; 80% trường THCS đủ phòng học để dạy học 2 buổi/ngày

nhằm từng bước đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục. Bên cạnh đó cơng tác xã hội hóa giáo dục cũng được triển khai mạnh mẽ, nhân dân có nhiều đóng góp trong việc xây dựng trường, lớp khang trang cho con em mình, nhất là trong cơng tác giáo dục kỹ năng, tham quan trải nghiệm cho HS. Đồng thời cùng với các nguồn lực đầu tư của các chương trình mục tiêu quốc gia, các nguồn dự án, nguồn lực cho sự nghiệp giáo dục ngày càng được quan tâm hơn, nhất là đối với HS vùng khó khăn, vùng dân tộc thiểu số.

Như vậy trong những năm học gần đây, chất lượng giáo dục của thị xã Gia Nghĩa cơ bản ổn định. Tỉ lệ HS hồn thành chương trình lớp học ở mức cao, từ 97 ~ 99%. Tỉ lệ HS đạt danh hiệu HS giỏi, HS tiên tiến có chiều hướng tăng. Xác định chất lượng GD là uy tín, là thương hiệu của nhà trường nên nhiều đơn vị đã chủ động đề ra các mục tiêu và biện pháp thực hiện mục tiêu GD, đảm bảo không ngừng cải tiến về phương pháp dạy học (PPDH), nâng cao chất lượng GD. Bên cạnh chất lượng GD đại trà thì chất lượng GD mũi nhọn cũng được các nhà trường củng cố, phát huy. Nhiều trường đã tổ chức các câu lạc bộ để phát hiện và bồi dưỡng HS giỏi, tạo nguồn cho bậc học tiếp theo.

Số lượng HS tham gia các hoạt động giáo dục và phong trào thi đua cũng là một trong những minh chứng cho thấy sự quan tâm, đầu tư thích đáng của các nhà trường, sự thi đua, phấn đấu, tự học, tự rèn của HS. Tỉ lệ HS tham gia các sân chơi học tập như: Giải toán bằng tiếng việt qua Internet, tham gia thi Tiếng Anh qua Internet, giải toán bằng tiếng Anh qua Internet, thi An tồn giao thơng qua Internet, tham gia Hội khỏe Phù Đổng, thể lực và nghệ thuật được duy trì qua các năm và đạt từ 40- 60%... ở các cấp. Tỉ lệ huy động trẻ trong độ tuổi đi học đạt khoảng 98%. Theo Quyết định số 109/QĐ-UBND ngày 22 tháng 01 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đăk Nông, hiện nay thị xã Gia Nghĩa đã đạt chuẩn phổ cập giáo dục, xóa mù chữ. Cụ thể: Đạt chuẩn

phổ cập giáo dục Mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu học mức độ 2; đạt chuẩn phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 1 và đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2.

Hiện nay, tồn ngành GD thị xã Gia Nghĩa có 798 CBQL, GV và nhân viên (chỉ tính trong diện biên chế được giao). Riêng bậc THCS có 223 cán bộ, GV và nhân viên trong đó trong đó có 02 thạc sĩ, 04 CBQL đang theo học cao học. Cán bộ, GV, nhân viên nữ 162 (chiếm 72,64%), đảng viên 134 (chiếm tỷ lệ 60,08%), dân tộc thiểu số 07 (tỷ lệ 3,13 %) và tôn giáo 07 (tỷ lệ 3,13 %). Số lượng và cơ cấu GV tương đối đồng đều giữa các môn học.

Bảng 2.3. Số lượng và chất lượng CBQL, GV 2 năm 2017- 2018 và 2018-2019

(Nguồn : Phòng GD&ĐT thị xã Gia Nghĩa)

Năm học ngũ Đội Tổng số

Trình độ chun mơn

Đánh giá theo Chuẩn HT, chuẩn NN GV Trên chuẩn Đạt chuẩn Xuất sắc Khá TB 2017– 2018 CBQL 15 15 (100%) - 14 (93,3%) 1 (6,7%) 0 GV 183 108(59,0%) 183 124 (67,8%) 59 (32,2%) - 2018 – 2019 CBQL 16 16 (100%) - 14 (87,5%) 1 (6,25%) 1 (6,25%) GV 184 128 (69,6%) 184 157 (85,8%) 26 (14,2%) -

Nhìn chung đội ngũ nhiệt tình, tâm huyết, yêu nghề, nhận thức đúng đắn vai trị của mình trong mọi hoạt động và có tinh thần trách nhiệm cao đối với cơng tác dạy học và giáo dục. 100% CBQL và GV đều đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn. Nhiều GV đã có thâm niên nghề, đạt danh hiệu GV dạy giỏi các cấp đã góp phần khơng nhỏ trong việc nâng cao chất lượng giáo dục.

Tuy nhiên việc phân bố GV giữa các môn, giữa các trường chưa phù hợp, dẫn đến thiếu cục bộ. Đặc biệt số lớp và số HS tăng hàng năm nên việc sắp xếp phân cơng chun mơn cịn khơng ít khó khăn; một bộ phận GV tuổi cao ngại thay đổi, vận dụng kỹ thuật dạy- học tích cực, ứng dụng cơng nghệ thơng tin cịn hạn chế. Số GV trẻ tuổi thì chưa có nhiều kinh nghiệm trong dạy- học và các hoạt động.

Đội ngũ CBQL, GV bậc THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa đảm bảo cơ cấu về số lượng, trình độ chun mơn đạt chuẩn 100%, trong đó CBQL trên chuẩn 100%, tỷ lệ GV trên chuẩn đạt trên 64,0%. Tỉ lệ GV trên lớp đạt 1,74; mặc dù GV còn thiếu so với quy định(quy định 1,90 GV/lớp) nhưng vẫn đảm bảo tốt cho dạy học và GD HS phát triển tồn diện về đức, trí, thể, mĩ.

Hiện nay trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa khơng có CBQL, GV chưa đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Điều này góp phần khơng nhỏ trong cơng tác QL nói chung và bồi dưỡng HS yếu, kém hiện nay.

Tuy nhiên chế độ chính sách đối với nhà giáo và CBQL vẫn còn nhiều bất cập; đời sống của một bộ phận CBQL,GV cịn nhiều khó khăn, điều kiện làm việc của CBQL, GV vùng sâu, vùng xa còn nhiều hạn chế nên họ chưa thực sự an tâm công tác và đầu tư vào chuyên môn.

Chất lượng học tập của HS trong những năm qua có những thay đổi đáng kể, song không đồng đều giữa các trường trên địa bàn, không đồng đều giữa các bộ môn; đặc biệt các môn khoa học xã hội tỷ lệ học sinh xếp loại giỏi thấp hơn so với các môn khoa học tự nhiên; HS đạt giải trong các kỳ thi chưa nhiều, vẫn còn một số học sinh chưa nhận thức đúng đắn của việc học tập, còn ham chơi, chây lười, trốn học và bỏ học. Số học sinh đó phần lớn ở lớp 6 và lớp 8. Nguyên nhân phần vì chưa quen với phương pháp học mới, phần vì kiến thức nhiều hơn so với bậc tiểu học; phần do tâm lý lứa tuổi thay đổi trở

nên ương ngạnh, muốn thể hiện mình mà khơng chịu học và phần do tâm lý ỷ lại, trông chờ đọc chép, không chịu suy nghĩ.

Bảng 2.4. Kết quả xếp loại 2 mặt giáo dục năm học 2017-2018; 2018-2019

Trường NBK NTT TP LTT NCT PBC PHT Năm học 2018-2019 1293 889 604 198 226 393 212 Học lự c Giỏi SL 286 127 150 15 14 48 8 TL 22,12% 14,29% 24,83% 7,58% 6,19% 12,21% 3,77% Khá SL 561 416 278 57 64 174 43 TL 43.39% 46.79% 46.03% 28.79% 28.32% 44.27% 20.28% TB SL 400 310 160 103 96 155 106 TL 30.94% 34.87% 26.49% 52.02% 42.48% 39.44% 50.00% Yếu SL 46 36 13 22 51 13 55 TL 3.56% 4.05% 2.15% 11.11% 22.57% 3.31% 25.94% Kém SL 0 0 3 1 1 3 TL 0.00% 0.00% 0.50% 0.51% 0.44% 0.76% 0.00% Hạ nh kiểm Tốt SL 1214 782 571 159 123 357 159 TL 93.89% 87.96% 94.54% 80.30% 54.42% 90.84% 75.00% Khá SL 77 103 32 34 82 34 52 TL 5.96% 11.59% 5.30% 17.17% 36.28% 8.65% 24.53% TB SL 2 4 1 5 21 2 1 TL 0.15% 0.45% 0.17% 2.53% 9.29% 0.51% 0.47% Yếu SL 0 TL 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Kém SL 0 0 0 0 0 TL 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Năm học 2017-2018 1238 754 595 177 208 405 213 Học lự c Giỏi SL 285 97 183 25 12 65 3 TL 23.02% 12.86% 30.76% 14.12% 5.77% 16.05% 1.41% Khá SL 561 360 266 61 57 180 45 TL 45.32% 47.75% 44.71% 34.46% 27.40% 44.44% 21.13% TB SL 345 275 138 76 97 144 113

TL 27.87% 36.47% 23.19% 42.94% 46.63% 35.56% 53.05% Yếu SL 47 22 5 15 35 14 50 TL 3.80% 2.92% 0.84% 8.47% 16.83% 3.46% 23.47% Kém SL 0 0 3 0 7 2 2 TL 0.00% 0.00% 0.50% 0.00% 3.37% 0.49% 0.94% Hạ nh kiểm Tốt SL 1159 671 556 142 111 354 156 TL 93.62% 88.99% 93.45% 80.23% 53.37% 87.41% 73.24% Khá SL 78 83 38 35 82 44 49 TL 6.30% 11.01% 6.39% 19.77% 39.42% 10.86% 23.00% TB SL 1 0 1 0 14 7 8 TL 0.08% 0.00% 0.17% 0.00% 6.73% 1.73% 3.76% Yếu SL 1 0 TL 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.48% 0.00% 0.00% Kém SL 0 0 0 0 0 TL 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% 0.00% Qua bảng kết quả đánh giá, xếp loại hai mặt giáo dục của các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa cho thấy, tỷ lệ HS xếp loại học lực khá, giỏi được duy trì hàng năm; tỷ lệ HS yếu kém chưa quá 5%, nhưng tỷ lệ này ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục đại trà nói chung của các trường THCS. Mặc dù vậy song chất lượng vẫn chưa đồng đều giữa các trường THCS. Cụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)