Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 77)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu của giáo dục phổ thông là đào tạo con người phát triển tồn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với độc lập dân tộc, hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Các biện pháp đưa ra phải hướng tới thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và mục tiêu nâng cao chất lượng HS yếu, kém nói riêng. Mỗi một biện pháp phải đạt được mục tiêu giáo dục cụ thể, từ đó hướng tới mục tiêu chung.

Các mục tiêu phải được quán triệt trong mọi hình thức giáo dục nâng cao chất lượng HS yếu, kém được tất cả các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường nhận thức đầy đủ. Có như vậy các nội dung của biện pháp mới có tính thiết thực và đạt hiệu quả cao.

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải hướng vào việc nâng cao quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông. Để thực hiện được các mục tiêu trên, các biện pháp được đề xuất phải xuất phát từ cơ sở lý luận và cơ sơ thực tiễn liên quan đến vấn đề nghiên cứu; đồng thời cũng phải hướng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông, gồm chất lượng bồi dưỡng HS yếu, kém góp phần đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới GD- ĐT và quản lý GD- ĐT, thực hiện chiến lược phát triển giáo dục- đào tạo giai đoạn 2015 - 2020 và góp phần đáp ứng mục tiêu phát triển giáo dục của tỉnh Đắk Nơng.

3.1.2. Ngun tắc đảm bảo tính thực tiễn

Thực tiễn là cơ sở, là động lực, mục tiêu và tiêu chuẩn của lý luận. Lý luận được hình thành phải xuất phát từ thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Vì thế đề xuất xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một yêu cầu có tính ngun tắc. Chỉ khi các biện pháp được đề xuất đảm bảo tính thực tiễn thì nó mới tồn tại và thực sự đem lại hiệu quả trong giải quyết các vấn đề thực tế.

Như phân tích trong chương 2, quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém các trường THCS thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông tuy đã đạt được một số thành tựu nhất định nhưng vẫn còn bộc lộ một số bất cập như: Nhận thức của một số CBQL, GV, CMHS về mục đích và tầm quan trọng của bồi dưỡng HS yếu, kém cịn hạn chế; Cơng tác quản lý tạo các điều kiện cho hoạt động này còn chưa tốt; Phương pháp và nội dung bồi dưỡng còn nhiều bất cập… Những nhược điểm đó đã làm cho hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém trở thành một áp lực nặng nề đối với cả GV và HS, chưa xứng đáng với tiềm năng của các trường THCS thị xã Gia Nghĩa về đội ngũ, CSVC, v.v… Vì vậy luận văn đã đề cập đến nguyên nhân của những bất cập nêu trên.

Thực trạng hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém và quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS thị xã Gia Nghĩa đã được chỉ ra rõ ràng trong chương 2 chắc chắn sẽ làm cơ sở vững chắc để chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý và ngược lại các biện pháp này phải tập trung vào việc khắc phục các nguyên nhân làm nảy sinh những bất cập trong quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trước những thay đổi của chương trình giáo dục phổ thơng, địi hỏi quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém cũng cần phải thay đổi. Những thay đổi này là sự kế thừa những kết quả đã được nghiên cứu trước đó và có

sự sáng tạo đổi mới hơn so với trước. Các biện pháp đưa ra trên cơ sở kế thừa và phát huy những yếu tố tích cực của biện pháp cũ. Việc đổi mới biện pháp quản lý được thể hiện ở chỗ tiếp tục phát huy những mặt mạnh và trên cơ sở đó sáng tạo để tìm ra cái mới, cái hoàn thiện, phù hợp hơn. Đồng thời khắc phục những hạn chế yếu kém, những mặt chưa tốt của các biện pháp cũ nhằm đưa ra biện pháp tối ưu và hồn thiện hơn.

3.1.4. Ngun tắc đảm bảo tính phát triển

Đây là nguyên tắc về phương pháp luận để nhận thức quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả cao.

Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta phải thấy được những vấn đề thực trạng, về năng lực của đội ngũ GV và phải đề xuất được biện pháp nhằm quản lý tốt cho hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém. Để đáp ứng với yêu cầu đặt ra, đòi hỏi sự phát triển phải dựa trên sự kế thừa của những yếu tố, những giá trị tích cực của quá khứ và hiện tại; là quá trình giải quyết những mâu thuẫn nội tại trong việc lập kế hoạch, xây dựng và phát triển đội ngũ CBQL, GV nhằm nâng cao chất lượng giáo dục.

3.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi và hiệu quả

Quản lý khơng thể tách rời tính hiệu quả. Tính hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém được thể hiện trong việc nắm bắt thông tin về hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém và sự thay đổi về chất trong quá trình bồi dưỡng HS yếu, kém của GV và HS.

Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo có hiệu quả, giúp người quản lý đạt năng suất cao hơn trong quá trình quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém.

Đối với tính hiệu quả địi hỏi biện pháp đề xuất phải đem lại hiệu quả thiết thực và phù hợp với tình hình thực tế trong việc nâng cao chất lượng BD HS yếu, kém các trường THCS thị xã Gia Nghĩa.

Để các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém phát huy tác dụng, địi hỏi phải có tính khả thi cao. Tính khả thi trước hết phải được xem xét trên cơ sở các nguồn lực của nhà trường như nhân lực, vật lực, tài lực và nguồn lực thông tin phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, đồng thời phải nhận được sự đồng tình ủng hộ của CBQL, GV, HS, cha mẹ HS (CMHS) và các lực lượng khác. Có như vậy, biện pháp đề xuất mới được thực hiện và mang lại hiệu quả của nó đối với hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém.

Mặt khác, hoạt động BD HS yếu, kém không thể thực hiện từ một phía, cũng khơng thể thực hiện từ một vài người mà phải thực hiện đồng bộ với nhiều người, nhiều bộ phận với thời gian liên tục và nhiều hình thức khác nhau. Do đó, các biện pháp đề xuất phải phù hợp với đặc thù của từng trường, từng thời điểm mới có tính khả thi và mang lại hiệu quả.

Năm nguyên tắc trên có quan hệ mật thiết với nhau. Nếu nguyên tắc thứ nhất là nền tảng thì nguyên tắc thứ 2 là cơ sở để đảm bảo cho các nguyên tắc tồn tại. Nguyên tắc thứ 3 là sự liên kết, tiếp nối các nguyên tắc với nhau, tạo điều kiện cho nguyên tắc thứ 4, thứ 5 đạt được kết quả nhanh chóng và nguyên tắc cuối cùng để đảm bảo được mục tiêu của các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém trong q trình thực hiện. Chính vì vậy, khơng nên quá coi trọng nguyên tắc này mà xem nhẹ nguyên tắc khác trong quản lý.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém ở trường trung học cơ sở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh Đắk Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)