1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài
1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu,
1.5.1. Các yếu tố khách quan
1.5.1.1. Chiến lược phát triển nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực và trình độ của nguồn nhân lực là yếu tố quyết định đối với sự phát triển của mỗi quốc gia. Đối với nước ta hiện nay trong thời đại công nghệ 4.0, phát triển nguồn nhân lực được coi là một trong ba khâu đột phá của chiến lược chuyển đổi mơ hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Đồng thời phát triển nguồn nhân lực trở thành nền tảng phát triển bền vững và tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia. Cho nên vấn đề phát triển nguồn nhân lực được Đảng và nhà nước ta đặc biệt quan tâm và đã ban hành quyết định phê duyệt chiến lược phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2010 – 2020 nhằm để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Hoạt động giáo dục trong các nhà trường hiện nay, cần phải thực hiện đúng mục tiêu chiến lược của Đảng, Nhà nước, địa phương và ngành giáo dục.
1.5.1.2. Chất lượng học sinh
Để hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém đạt kết quả cao phụ thuộc rất nhiều yếu tố trong đó ý thức học tập, tinh thần, thái độ và rèn luyện của HS. Chất lượng ấy còn phụ thuộc vào sự đánh giá, chọn lọc vào đầu mỗi năm học, sau mỗi kỳ học và trong quá trình học tập, rèn luyện. Kết quả xếp loại cuối kỳ là căn cứ để đánh giá và bồi dưỡng cho các em.
Để công tác bồi dưỡng HS học yếu, kém đạt kết quả, nhà trường cần phân loại cụ thể về mức độ yếu kém, nguyên nhân yếu, kém để có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, sát sao.
1.5.1.3. Các điều kiện cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất, trang thiết bị là yếu tố không thể thiếu trong dạy- học. Đó là yếu tố tác động trực tiếp đến quá trình học tập của HS. Đó là những dụng cụ trực quan mà qua đó các em dễ dàng tiếp nhận kiến thức. Vì vậy cần phải trang bị, mua sắm các thiết bị để phục vụ việc học tập sinh hoạt của các em.
1.5.1.4. Môi trường giáo dục
Trong quá trình bồi dưỡng HS học yếu, kém mơi trường giáo dục có vai trị quan trọng trong q trình hình thành và phát triển nhân cách HS. Vì vậy nhiều phong trào đã được Bộ Giáo dục và Đào tạo phát động như “Xây dựng phong trào trường học thân thiện, HS tích cực”, “Phong trào xanh- sạch- đẹp”, “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” để các
trường quan tâm xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh. Hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém cần được thực hiện trong điều kiện kinh tế, văn hóa, đời sống tinh thần phát triển. Cảnh quan sư phạm sạch sẽ, khang trang, môi trường thân thiện, thầy trị gắn bó, gần gũi. Do đó các nhà trường cần phải thực hiện tốt việc xây dựng môi trường giáo dục an tồn, lành mạnh, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ giáo dục của nhà trường, xây dựng nhà trường phát triển “thân thiện, an toàn”.