Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 77 - 81)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

3.2.1. Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động

động bồi dưỡng học sinh yếu, kém đối với cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh

3.2.1.1. Mục đích

Như chúng ta đã biết quá trình nhận thức là quá trình chủ thể phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình, nắm được bản chất và các quy luật

của nó, vận dụng các quy luật này để làm biến đổi, cải tạo thế giới khách quan. Vì vậy, để quản lý hoạt động BD HS yếu, kém đạt hiệu quả tốt, cần thiết phải tuyên truyền cho mỗi cá nhân liên quan có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục đích, tầm quan trọng của hoạt động này, từ đó hình thành ở họ ý thức tự giác, tinh thần trách nhiệm cao hơn đối với cơng việc của mình.

Cần tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cộng đồng, toàn xã hội về những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về GD-ĐT để toàn xã hội cùng chung tay chăm lo cho sự giáo dục nói chung và hoạt động BD HS yếu, kém ở các trường học nói riêng nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đại trà.

Biện pháp này nhằm làm cho CBQL, GV, HS có nhận thức đầy đủ, đúng đắn về mục đích, tầm quan trọng của BD HS yếu, kém; làm cho mọi lực lượng trong xã hội có nhận thức đúng đắn về lý luận và thực tiễn của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém; hiểu rõ mục đích của họat động BD HS yếu, kém trong trường phổ thơng nằm giúp phát triển tồn diện phẩm chất, năng lực của HS.

3.2.1.2. Nội dung

Trước hết đội ngũ CBQL, GV cần nhận thức đúng đắn về mục đích, tầm quan trọng và cơ sở lý luận của GD- ĐT, của hoạt động BD HS học lực yếu, kém; phải nắm chắc và thông suốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước đối với GD- ĐT nói chung và Giáo dục trung học nói riêng. Nhận thức về ý nghĩa, tầm quan trọng của hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém. Mục tiêu của giáo dục là đào tạo con người có đầy đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới đất nước. Các nhà trường cầu nối giữa gia đình và xã hội, là nơi triển khai đầy đủ và kịp thời nhất các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước, các kế hoạch chuyên môn đến CBQL, GV, HS, CMHS. Bên cạnh đó, các tổ chuyên mơn mà vai trị là tổ trưởng là khâu trung gian có vai trị quan trọng trong việc thực thi kế hoạch, là cầu nối giữa GV với

nhà trường, là người truyền đạt các chủ trương, biện pháp tới GV. Còn GV là người trực tiếp thực hiện kế hoạch; người sát sao, gần gũi với HS qua từng giờ lên lớp, gần gũi phụ huynh qua trao đổi tình hình học tập và rèn luyện của con em họ. Vì vậy, cần tăng cường tuyên truyền, tạo mọi điều kiện để GV nâng cao lý luận chính trị, trình độ chun mơn, nghiệp vụ để họ nắm vững và có quan điểm đúng đắn đối với giáo dục, có kiến thức vững vàng và kỹ năng để bồi dưỡng thế hệ trẻ. Muốn đạt kết quả cao trong hoạt động BD học sinh yếu, kém cần phải quản lý một cách khoa học, có sự phối hợp đồng bộ các mơi trường giáo dục.

Đối với học sinh việc nâng cao nhận thức cho các em về hoạt động bồi dưỡng học sinh yếu, kém chính là tạo điều kiện cho các em có những kiến thức, kỹ năng cơ bản để bước vào cuộc sống hoặc lên học cấp tiếp theo, giúp các em ý thức được vai trị, trách nhiệm của mình trong tương lai và 4 trụ cột của giáo dục trong thế kỷ XXI là “Học để biết, học để làm, học để chung sống

và học để tự khẳng định mình”. Khi các em có động cơ học tập, rèn luyện

đúng đắn, các em sẽ khơng cịn bị áp lực trong học tập, khi ấy các em tự tìm tịi, nghiên cứu, thu nhận kiến thức và khẳng định bản thân.

Cha mẹ HS là những người gần gũi với HS nhất. Vì vậy những suy nghĩ, việc làm của họ sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến HS. Mặt khác trong mối quan hệ gia đình, nhà trường và xã hội thì cha mẹ HS là lực lượng quan trọng nhất, là cầu nối giữa nhà trường – xã hội. Hơn ai hết, sẽ hiểu rõ con mình, nhắc nhở, động viên, tạo điều kiện cho con em mình học tập, rèn luyện, động viên, gần gũi với con cái để các em chia sẻ những khó khăn của mình, từ đó các em thấy được cha mẹ là chỗ dựa tinh thần, vật chất giúp các em mạnh dạn hơn, tự tin hơn trong học tập.

3.2.1.3. Tổ chức thực hiện

Thường xuyên quán triệt các nghị quyết của Đảng, văn bản chỉ đạo của các cấp về cơng tác giáo dục để CBQL, GV, HS, CMHS có những hiểu biết về

quan điểm, chủ trương của Đảng. Có thể có nhiều hình thức tun truyền như trong các buổi sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt hội đồng, buổi chào cờ đầu tuần, sinh hoạt tập thể, giáo dục kỹ năng, hội nghị phụ huynh…Trong các buổi sinh hoạt đó có thể kể về những tấm gương vượt khó vươn lên trong học tập của trường, của lớp, những mẫu chuyện vui nhưng mang tính giáo dục của xã hội. Qua đó, động viên khen ngợi ý thức tham gia học tập, sinh hoạt của HS…

Tổ chức tốt tuần sinh hoạt đầu năm và các hoạt động giáo dục kỹ năng sống, hoạt động trải nghiệm,… trong đó chú trọng, quán triệt về thực hiện nội quy HS, nội quy của trường, của lớp và liên đội, . Qua đó hình thành cho các em về ý thức trong học tập, sinh hoạt tại trường.

Tổ chức tốt các hoạt động ngoài giờ lên lớp, chú trọng ý thức, thái độ, tinh thần của các em, tạo điều kiện để các em sinh hoạt. Có thể nói đây là phương pháp giáo dục có hiệu quả giáo dục cao nhất.

Chỉ đạo GV trong dạy học phải thiết kế bài hợp lý, tổ chức hoạt động để kích thích, thu hút các em tham gia (tránh những nội dung khó mang tính hàn lâm).

Thơng qua các buổi họp phụ huynh, hội nghị, hoạt động ngoài trời để tuyên truyền, nhấn mạnh tầm quan trọng của bồi dưỡng HS yếu, kém, tạo mối quan hệ phối hợp tích cực của cả 3 môi trường giáo dục và việc huy động kinh phí cho bồi dưỡng HS yếu, kém.

3.2.1.4. Điều kiện thực hiện

Để thực hiện tốt biện pháp này, Hiệu trưởng cần đưa vào kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học và kế hoạch tác nghiệp cụ thể hàng tháng về việc tuyên truyền nâng cao nhận thức bồi dưỡng HS yếu, kém cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Cần phải tranh thủ sự ủng hộ của nhiều nguồn lực: Cấp ủy đảng, chính quyền địa phương, cha mẹ HS. Muốn thực hiện tốt, trước hết người hiệu trưởng phải vừa có “tâm”, vừa có “tầm”; ln luôn sát sao

nhiệm vụ, gần gũi với HS, với GV, nhân viên, làm cho mọi người có nhận thức đúng đắn về bồi dưỡng, đào tạo con người. Nhưng công việc đào tạo bồi dưỡng không thể chỉ thực hiện trong ngày một, ngày hai mà phải thường xuyên, liên tục…

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 77 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)