Đánh giá chung về thực trạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 69 - 74)

1.2 .Các khái niệm cơ bản của đề tài

2.5. Đánh giá chung về thực trạng

2.5.1. Ưu điểm

- Cán bộ quản lí của các trường THCS đa số trẻ, năng động, có tinh thần trách nhiệm cao, ln sáng tạo trong cơng việc và có tinh thần đổi mới.

GV cơ bản đồng bộ về cơ cấu, tâm huyết, có nhận thức đúng đắn về vai trị, trách nhiệm của mình và tầm quan trọng của bồi dưỡng HS yếu, kém và QL BD HS học lực yếu, kém.

Kế hoạch được xây dựng hàng năm, phù hợp với tình hình của mỗi đơn; các tổ chun mơn lập kế hoạch cụ thể mang tính khả thi cho hoạt động bồi dưỡng HS học lực yếu, kém thực hiện.

Kịp thời biểu dương, khen thưởng, động viên, đưa việc chấp hành các nội quy học tập và kết quả học tập vào tiêu chí đánh giá thi đua; yêu cầu xây dựng hệ thống bài tập tự học và giao cho HS thực hiện.

Các nhà trường đã phối hợp tốt với các cấp chính quyền, ban đại diện cha mẹ HS đảm bảo mọi điều kiện cho quản lí hoạt động bồi dưỡng, nhất là tăng cường cải tạo CSVC, TBDH hiện có.

Áp dụng đổi mới công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS. Đây là yếu tố khơng thể thiếu được trong quản lí. Thơng qua đó, quản lí cả về nội dung, phương pháp bồi dưỡng HS yếu, kém bằng hình thức dự giờ thăm lớp định kì và đột xuất; kiểm tra giáo án bồi dưỡng của GV, vở viết của HS.

2.5.2. Những hạn chế

Thứ nhất, nhận thức của một số CBQL, GV chưa toàn diện. Đa số các

trường coi đây là nhiệm vụ của mỗi GV phải làm chứ chưa có biện pháp khuyến khích nhằm khơi dậy và phát huy hết nội lực của GV và HS.

Thứ hai, một số trường chưa xây dựng kế hoạch cụ thể. Việc thực hiện

phân công bồi dưỡng chưa kịp thời

Thứ ba, nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn, đơn điệu gây chán nản cho

HS nên chưa có tác dụng cao trong việc giảm tỷ lệ HS yếu, kém. Sự phối hợp giữa GVvà phụ huynh HS trong bồi dưỡng HS yếu, kém chưa được thường xuyên.

Thứ tư, việc bảo đảm các điều kiện cho bồi dưỡng chưa được quan tâm

đúng mức, chưa có chế độ thỏa đáng cho GV dạy bồi dưỡng HS yếu, kém mà chủ yếu đầu tư cho bồi dưỡng HS giỏi.

Thứ năm, công tác thi đua khen thưởng GV dạy bồi dưỡng HS yếu,

kém ít được chú ý; HS có chuyển biến trong học tập và rèn luyện chưa được khen ngợi kịp thời.

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế

2.5.3.1. Nguyên nhân khách quan

- Do mặt trái của nền kinh tế thị trường, nhiều phụ huynh lo làm ăn không quản lý chặt chẽ con; một số gia đình cuộc sống khơng ổn định, nhiều HS phải theo cha mẹ đi làm xa, hoặc nghỉ học để phụ giúp cơng việc gia đình. Một số gia đình phụ huynh chỉ biết nuông chiều, thỏa mãn những nhu cầu không phù hợp với lứa tuổi của HS. Điều này dễ dàng làm HS có tính e ngại

tự phục vụ nên khi gặp những khó khăn, trở ngại là dễ than vãn, thối thác. Có thể điều này sẽ làm cho trẻ trờ thành những kẻ phung phí tiêu xài quá mức, hoặc trở thành một con người ích kỉ. Mặt khác, nhận thức của một bộ phận không nhỏ nhân dân đối với việc chăm lo học hành của con em mình chưa đúng mức, chưa thật sự hiểu rõ đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác giáo dục.

- HS yếu, kém khơng theo kịp chương trình, thua kiến thức bạn, học yếu bị GV phê bình,... dẫn đến chán học, nghỉ học

- Sự phối hợp giữa chính quyền địa phương, nhà trường và phụ huynh HS chưa nhịp nhàng, nhiều phụ huynh cịn có tư tưởng trơng chờ, phó mặc con em mình cho nhà trường.

2.5.3.2. Nguyên nhân chủ quan

- Nhận thức và năng lực của một bộ phận CBQL, GV chưa thực sự đáp ứng trước việc đổi mới QL trong GD hiện nay. Một số CBQL vẫn còn tư tưởng bảo thủ trong việc thực hiện đổi mới QLGD nói chung, QL hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém nói riêng; Cơng tác QLGD đôi lúc chưa kịp thời. Việc bồi dưỡng HS yếu, kém chưa được GV bộ môn quan tâm đúng mức. Thái độ của một số GV đối xử với HS chưa gần gũi, thân thiện. Đặc biệt việc giáo dục giới tính cịn chưa thường xuyên nên HS chưa hiểu biết về tâm, sinh lí, những biến đổi tâm sinh lý lứa tuổi.

- Công tác chủ nhiệm của GV chưa thật sự đi vào chiều sâu. Đời sống của một bộ phận GV cịn khó khăn do thu nhập chủ yếu từ lương, do đó GV cịn phải bươn chải làm thêm một số cơng việc nên chưa dành thời gian nhiều vào đầu tư vào chuyên môn, thiếu nhiệt tâm công tác, dạy HS không hiểu bài làm ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục.

- Do học lực yếu, hổng kiến thức, khơng theo kịp chương trình học nên chán học, lười, một số em bị bạn bè lôi kéo, thường xuyên nghỉ học; do vậy

nghỉ học quá thời gian quy định, không đủ điều kiện lên lớp dẫn đến bị lưu ban. Khi đã bị lưu ban, thường hay bỏ học. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng, dẫn đến tình trạng HS bỏ học trong thời gian qua.

- Một số hoạt động phong trào trong nhà trường cịn mang tính hình thức hoặc bắt buộc, chưa phát huy tính tự nguyện, chưa lơi cuốn, hấp dẫn, chưa huy động đông đảo lực lượng HS tham gia.

Một số nội dung, biện pháp QL hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém trong các nhà trường trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa hiện nay chưa có sự đổi mới để đáp ứng kịp thời với đổi mới căn bản và tồn diện hiện nay. Cơng tác tuyên truyền, phối hợp các nguồn lực trong và ngoài nhà trường để QL tốt hoạt động này cịn nhiều hạn chế.

Nguồn kinh phí đầu tư cho GD mặc dù đã có sự nỗ lực song cịn hạn hẹp. Cơ sở vật chất, đồ dùng, thiết bị phục vụ hoạt động dạy học nói chung và bồi dưỡng HS yếu, kém trong các trường THCS trên địa bàn chưa đáp ứng thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện GD hiện nay.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Công tác quản lý bồi dưỡng HS học lực yếu, kém ở thị xã Gia Nghĩa, tỉnh ĐăkNông bước đầu đã được chỉ đạo, triển khai thực hiện tương đối hiệu quả; chất lượng dạy học nói riêng và kết quả 2 mặt giáo dục hàng năm ở các trường THCS được duy trì cơ bản ổn định, tỷ lệ học sinh học lực giỏi có chiều hướng phát triển góp phần nâng cao chất lượng GD và khẳng định vị thế của giáo dục thị xã xứng đáng là trung tâm của tỉnh.

Tuy nhiên, qua nghiên cứu sâu về thực trạng QL hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém ở các trường THCS trên địa bàn cho thấy còn tồn tại một số vấn đề như: Tỷ lệ học sinh yếu kém 3 năm liền kề không giảm mà có chiều hướng gia tăng; Việc QL thực hiện kế hoạch bồi dưỡng HS yếu, kém chưa đạt

được hiệu quả tối ưu; nội dung bồi dưỡng còn nghèo nàn, đơn điệu; việc bảo đảm các điều kiện cho bồi dưỡng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có chế độ thỏa đáng cho GV dạy bồi dưỡng HS yếu, kém; chất lượng GD chưa đồng đều ở các trường; việc phối hợp các lực lượng giáo dục chưa được thực hiện thường xuyên; công tác thi đua khen thưởng GV dạy bồi dưỡng HS học yếu, kém chưa được chú ý; HS có chuyển biến trong học tập và rèn luyện chưa được khen ngợi kịp thời; công tác QL hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém ở các trường THCS chưa thực sự đổi mới, hiệu quả mang lại chưa cao, chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay.

Nguyên nhân tồn tại, hạn chế cơ bản của công tác QL hoạt động bồi dưỡng HS yếu, kém ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa được xác định cụ thể nhằm mục đích bồi dưỡng, chỉ đạo cho đội ngũ CBQL các trường tùy thuộc vào tình hình cụ thể để khắc phục hạn chế, cải tiến công tác quản lý chỉ đạo, áp dụng biện pháp QL phù hợp với đặc thù của đơn vị nhừm thực hiện có hiệu quả mục tiêu nhiệm vụ đặt ra.

Kết quả nghiên cứu thực trạng là căn cứ, là cơ sở thực tiễn để xây dựng các biện pháp nhằm tăng cường quản lý hoạt động bồi dưỡng HS học yếu, kém ở các trường THCS trên địa bàn thị xã Gia Nghĩa trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT hiện nay.

Chương 3. BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG HỌC SINH HỌC LỰC YẾU, KÉM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ THỊ XÃ GIA NGHĨA, TỈNH ĐĂKNÔNG

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi thường học sinh học lực yếu, kém các trường trung học cơ sở thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)