8. Cấu trúc luận văn
2.1. Khái quát về quá trình khảo sát
2.1.1. Mục tiêu khảo sát
* Mục tiêu chung
Khảo sát nhận thức của đội ngũ CBQL lý về tầm quan trọng của việc bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thơng , phân tích thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT, đối chiếu với những yêu cầu của chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng để đánh giá, rút ra ưu điểm và hạn chế làm cơ sở để đề xuất các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định.
* Mục tiêu cụ thể
Khảo sát trên các lĩnh vực: kiến thức, kỹ năng, phương pháp thực hiện nhiệm vụ, công vụ; Xây dựng đội ngũ thành thạo về chun mơn, nghiệp vụ, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, có năng lực quản lý, điều hành và thực thi công vụ đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả về công tác quản lý và giảng dạy, bảo đảm hồn thành nhiệm vụ chính trị được giao.
2.1.2. Nội dung khảo sát
Để thấy được thực trạng của vấn đề nghiên cứu, chúng tôi đã tiến hành tổ chức khảo sát các nội dung cụ thể như: khảo sát thực trạng quy mô trường, lớp, học sinh; chất lượng giáo dục THPT; khảo sát về số lượng, cơ cấu, trình độ đào tạo CBQL; thực trạng đội ngũ CBQL so với chuẩn nghề nghiệp; khảo sát thực trạng bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT và quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL theo chuẩn nghề nghiệp; thăm dò ý kiến CBQL của
Sở Giáo dục và Đào tạo và CBQL các trường THPT về các biện pháp bồi dưỡng đội ngũ CBQL trường THPT.
2.1.3. Đối tượng và địa bàn khảo sát
Chúng tôi tiến hành chọn 51 trường THPT công lập trên địa bàn tỉnh Bình Định giai đoạn 2012-2016 để nghiên cứu trên nguyên tắc lấy mẫu, cụ thể như sau:
* Đối với CBQL trường THPT tiến hành khảo sát 126 CBQL thuộc 51 trường THPT cơng lập trên địa bàn tỉnh Bình Định.
* Đối với CBQL của Sở Giáo dục và Đào tạo tiến hành khảo sát các đối tượng: 17 Trưởng phịng và Phó Trưởng phịng, 23 chun viên các phòng CMNV thuộc Sở.
2.1.4. Phương pháp khảo sát
Bộ công cụ để khảo sát thực trạng gồm: Các biểu mẫu thống kê để thu thập các số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu; phiếu trưng cầu ý kiến để tìm hiểu về nhận thức, ý kiến đánh giá thực trạng và đóng góp các nội dung của vấn đề nghiên cứu.
* Nguyên tắc cho điểm kết quả khảo sát đã được tổng hợp
Câu hỏi sử dụng trong phiếu trưng cầu ý kiến có 4 mức độ trả lời: Rất phù hợp: 3 điểm; Phù hợp: 2 điểm: Ít phù hợp: 1 điểm; Khơng phù hợp: 0 điểm.
2.1.5. Quy trình thực hiện khảo sát
Để đạt được mục đích đề ra, chúng tôi đã xây dựng một số quy trình thực hiện như sau: Tham khảo tài liệu về Chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng các trường THPT; Xây dựng bảng câu hỏi khảo sát, tự đánh giá của CBQL các trường THPT và phiếu trưng cầu ý kiến của cán bộ công chức thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định (Hình thức và nội dung các phiếu hỏi được đính kèm ở phần phụ lục 3 và 4); Thực hiện việc khảo sát, trưng cầu ý kiến; Gửi phiếu khảo sát tự đánh giá đến các đối tượng đã nêu trên để xin ý
kiến; Thu thập các phiếu khảo sát và trưng cầu ý kiến, tổng hợp thống kê.