8. Cấu trúc luận văn
2.2. Đặc điểm, tình hình về điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của
Bình Định
2.2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế-xã hội của tỉnh Bình Định
2.2.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Định là một tỉnh dun hải nam trung bộ có vị trí địa lý rất quan trọng, là một trong những cửa ngõ của khu vực miền Trung – Tây nguyên. Diện tích tự nhiên là 6.047,2 km2, dân số khoảng 1,6 triệu người chiếm 18% dân số vùng duyên hải Nam Trung bộ, về cơ cấu hành chính bao gồm 01 thành phố, 01 thị xã và 09 huyện, trong đó có 3 huyện miền núi.
2.2.1.2. Kinh tế - xã hội
Trong những năm qua, kinh tế - xã hội tỉnh Bình Định khơng ngừng phát triển. Cơng tác an sinh, xã hội; chính sách đối với người có cơng và các đối tượng bảo trợ xã hội được tỉnh quan tâm, chú trọng, thực hiện tương đối tốt. Quốc phòng an ninh được tăng cường, giữ vững; các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hoá, xã hội được quan tâm đầu tư đáng kể; các cơng trình cơ sở hạ tầng và phúc lợi xã hội được đầu tư phát triển.
Ngành nghề chủ yếu của tỉnh là chế biến đồ gỗ, lâm sản, nơng sản, khống sản, thuỷ sản, trong đó đồ gỗ là thế mạnh tạo nên tên tuổi của Bình Định trên thị trường thế giới.
Bình Định là địa phương có nguồn tài nguyên và tiềm năng phong phú, bên cạnh 134 km bờ biển với nhiều bãi biển, thắng cảnh biển và nguồn lợi thuỷ sản, Bình Định cịn có nhiều loại khống sản như đá granite, cát, cao lanh, đất sét, suối khống, vàng.
2.2.2. Tình hình phát triển Giáo dục và Đào tạo của tỉnh Bình Định
2.2.2.1. Tình hình chung về phát triển Giáo dục và Đào tạo
Trong những năm qua, sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định ln được Đảng bộ, Chính quyền và đồn thể các cấp, các ngành quan tâm, chú
trọng đầu tư. Chiến lược phát triển giáo dục tại tỉnh Bình Định đã được thực hiện khá đồng bộ về công tác tuyên truyền, tổ chức triển khai, chỉ đạo, kiểm tra thực hiện, có sự phối hợp chặt chẽ của các sở, ngành, hội đoàn thể liên quan.
Cơng tác quản lý giáo dục có nhiều đổi mới; cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên ngành Giáo dục được tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng, với cơ cấu ngày càng hợp lý hơn, cơ bản đáp ứng được yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục.
Trong các trường học, cơng tác giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, kỹ năng sống được chú trọng; kỷ cương, nền nếp trường học tiếp tục được duy trì và củng cố.
Quy mơ giáo dục, mạng lưới trường, lớp học mầm non, phổ thông và các cơ sở dạy nghề phát triển phù hợp với phân bố dân cư và địa hình của tỉnh, tạo cơ hội và đáp ứng tốt nhu cầu học tập của con em các dân tộc tỉnh nhà và góp phần thực hiện nhiệm vụ phổ cập giáo dục, nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nhân tài. Tỷ lệ học sinh đi học trong độ tuổi khá cao và duy trì ổn định ở tất cả các cấp học.
* Quy mô trường lớp
Tổng số trường : 656; Tổng số lớp: 10.694; Tổng số học sinh: 326.714. Trong đó:
- Đơn vị trực thuộc Phòng GD&ĐT: Mầm non: Số trường: 211; Số lớp: 2.233; Số học sinh: 61.331; Tiểu học: Số trường: 242; Số lớp: 4.463; Số học sinh: 119.445; THCS: Số trường: 150; Số lớp: 2.662; Số học sinh: 92.598
- Đơn vị trực thuộc Sở GD&ĐT: THPT: Số trường: 53; Số lớp: 1.336; Số học sinh: 53.340
* Chất lượng giáo dục
Trong những năm gần đây, ngành Giáo dục tỉnh Bình Định đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ để nâng cao chất lượng giáo dục như: Đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực và phù hợp với đối tượng học sinh; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho học sinh; tăng cường bồi dưỡng học sinh giỏi, học sinh năng khiếu; thực hiện nghiêm túc, khách quan công tác kiểm tra, đánh giá học sinh; đổi mới công tác tuyển sinh các lớp đầu cấp...
Bằng việc triển khai đồng bộ các giải pháp nêu trên, chất lượng giáo dục, nhất là giáo dục phổ thơng đã có những chuyển biến tích cực và đạt những thành tựu quan trọng. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông hằng năm đạt cao, tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp tăng lên hàng năm. Tỷ lệ huy động trẻ em mẫu giáo 5 tuổi ra lớp đạt 100%; trẻ em 6 tuổi vào lớp 1 đạt 99,8%; tỷ lệ thanh thiếu niên từ 15- 18 tuổi có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở (THCS) đạt 85%, có bằng tốt nghiệp trung học phổ thơng (THPT) đạt 65%. Đến nay, tồn tỉnh có 140 trung tâm học tập cộng đồng và 31 trung tâm ngoại ngữ, tin học.
* Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất trường, lớp học được chú trọng đầu tư theo hướng kiên cố hố, chuẩn hóa. Cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Tổng số phịng học trong tồn tỉnh là: 10.825 phịng; trong đó: Mầm non 2.247 phòng, Tiểu học
4.156 phòng, Trung học cơ sở 2.807 phịng, Trung học phổ thơng 1.356 phòng, GDTX-HN 259 phòng.
Phịng học bộ mơn từ THCS đến THPT: 911 phòng; Nhà hiệu bộ tử mầm non đến THPT và GDTX-HN: 1.203 phịng.
* Tình hình đội ngũ CBQL, GV, NV ngành GD&ĐT năm học 2016-2017
Hàng năm, ngành Giáo dục và Đào tạo đều tiến hành rà soát, đánh giá lại thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên để bổ sung, sắp xếp, bố trí hợp lý, đảm bảo các hoạt động giáo dục và đào tạo; đáp ứng yêu cầu sử dụng đội ngũ nhân lực về số lượng, chất lượng, đồng bộ về cơ cấu, chuẩn về trình độ.
Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ CBQL, GV, VN ngành GD&ĐT năm học 2016-2017
Bậc học Tổng CBQL Giáo viên Nhân viên
MN 4.353 424 2843 1086
TH 4.610 503 3009 1098
THCS 1.360 314 166 880
THPT 3.239 126 2703 410
Tổng cộng 13.562 1.367 8.721 3.474
(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định- tháng 6/2017)
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, ngành Giáo dục Bình Định vẫn cịn một số hạn chế như:
Công tác quản lý chuyên môn ở một số trường chưa chặt chẽ. CBQL và giáo viên của một số trường chưa sâu sát với hoạt động dạy và học, chưa mạnh dạn đổi mới.
Chất lượng giáo dục tuy có nâng lên song chưa đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cho địa phương. Tình trạng tiêu cực trong dạy thêm, học thêm, bệnh thành tích trong giáo dục vẫn cịn tồn tại.
Cơ sở vật chất mặc dù được tăng cường đầu tư nhưng vẫn chưa đáp ứng những yêu cầu cấp bách trong thời kỳ đẩy mạnh CNH-HĐH đất nước và hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2.2.2. Thực trạng giáo dục Trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh Bình Định
Đối với bậc THPT, năm học 2016-2017 tồn tỉnh Bình Định có 51 trường cơng lập và trường 02 trường tư thục.