Đánh giá chung

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Đánh giá chung

Các trường THPT đã tiến hành triển khai vận dụng chuẩn vào đánh giá, xếp loại CBQL từ năm học 2013-2014 theo quy trình:

Cán bộ quản lý tự đánh giá: đối chiếu với những minh chứng với những tiêu chí cụ thể của tiêu chuẩn để ghi điểm vào phiếu đánh giá.

Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường dựa vào các tiêu chí, tiêu chuẩn để đánh giá CBQL.

Cấp ủy Đảng, Ban chấp hành Cơng đồn, Ban chấp hành Đồn TNCS HCM nhà trường, sẽ phân tích, nhận xét và góp ý cho Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng.

Đối với Phó Hiệu trưởng: Hiệu trưởng tham khảo kết quả tự đánh giá,

xếp loại của cấp phó; kết quả đánh giá, xếp loại của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thơng tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại cấp phó.

Đối với Hiệu trưởng Giám đốc sở Giáo dục và Đào tạo xem xét kết

quả tự đánh giá, xếp loại của Hiệu trưởng; kết quả đánh giá của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường và các nguồn thông tin xác thực khác, chính thức đánh giá, xếp loại Hiệu trưởng.

2.6.1. Những điểm mạnh

Trong thời gian qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đã và đang tăng cường quản lý công tác bồi dưỡng CBQL thơng qua các chương trình bồi dưỡng thường xuyên, bồi dưỡng ngắn hạn, dài hạn... theo nhiều hình thức khác nhau, giúp đội ngũ CBQL khơng ngừng phát triển và đáp ứng với yêu cầu đổi mới trong giáo dục.

Bộ máy CBQL được củng cố và kiện toàn, hầu hết CBQL được bồi dưỡng về năng lực quản lý nhà trường đảm bảo cho việc đổi mới giáo dục hiện nay.

Các cấp quản lý cũng chú trọng xây dựng kế hoạch bồi dưỡng đội ngũ CBQL và giáo viên hàng năm theo đúng mục tiêu đề ra. Từng bước đổi mới nội dung, chương trình tự bồi dưỡng, tăng cường kinh phí, đầu tư xây dựng cơ sở vật chất phục vụ cho công tác bồi dưỡng. Nét mới trong công tác xây dựng kế hoạch là khảo sát cụ thể nhu cầu học tập, tiếp nhận đề xuất chuyên đề cần bồi dưỡng để cân nhắc, chọn lựa nội dung, giảng viên bồi dưỡng.

2.6.2. Những tồn tại hạn chế

Cơng tác quản lý bồi dưỡng có biểu hiện thiên về quản lý thời gian cán bộ, giáo viên tham gia học tập chuyên đề, chưa có các giải pháp đồng bộ để kiểm soát, thúc đẩy khả năng vận dụng kiến thức được bồi dưỡng vào thực tiễn quản lý tại các cơ sở giáo dục.

Kế hoạch, nội dung chương trình và hình thức bồi dưỡng chưa thực sự khoa học, chưa bám sát được yêu cầu nâng cao chất lượng CBQL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp. Công tác kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng của các cấp quản lý chưa thường xuyên, dẫn đến tình trạng nhiều giáo viên chưa tự giác thực hiện theo kế hoạch đề ra.

Việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng được tiến hành cịn nặng về hình thức, nặng về điểm số, đa số giáo viên, nhân viên trong nhà trường còn e ngại khi đánh giá Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường. Vì vậy dẫn đến tình trạng đánh giá Chuẩn theo hình thức “Dĩ hịa vi q”.

2.6.3. Nguyên nhân

* Nguyên nhân chủ quan:Việc đánh giá, khen thưởng, sàng lọc, bồi

dưỡng, đề bạt đôi lúc chưa gắn trực tiếp với công tác đào tạo, bồi dưỡng. Thủ tục đề bạt căn cứ nặng về bằng cấp, tín chỉ được bồi dưỡng nên một bộ phận cán bộ được bồi dưỡng đặt mục tiêu chính là lấy tín chỉ mà chưa quan tâm đúng mức đến kiến thức mình tiếp thu, vận dụng sau khi kết thúc khóa học.

* Nguyên nhân khách quan: Nội dung và chương trình bồi dưỡng chưa

bám sát với nhu cầu thực tế, chưa cập nhật với sự thay đổi các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành; Hình thức và phương pháp bồi dưỡng chưa thực sự đổi mới; Cơ sở vật chất chưa đồng bộ, chính sách đãi ngộ chưa hợp lý; Cơng tác kiểm tra đánh giá của các cấp quản lý đối với công tác bồi dưỡng chưa thật sự có hiệu quả.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2

Qua nghiên cứu đánh giá thực trạng bồi dưỡng CBQL theo chương trình bồi dưỡng thường xun, chúng tơi nhận thấy:

Ngành Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định đã chú trọng đến cơng tác đào tạo bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ giáo viên và CBQL. Vì vậy, công tác đào tạo bồi dưỡng đã đạt hiệu quả rõ rệt.

Tuy nhiên, so với những yêu cầu về năng lực quản lý nhà trường hiện nay, đội ngũ CBQL các trường THPT phải được tiếp tục bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu đổi mới giáo dục. Các biện pháp bồi dưỡng chưa thật sự hợp lý, nội dung bồi dưỡng chưa thiết thực, kinh phí dành cho hoạt động bồi dưỡng chưa thỏa đáng, kiểm tra việc thực hiện bồi dưỡng và vận dụng kiến thức bồi dưỡng trong quản lý nhà trường chưa cao. Vì vậy, cần phải có những biện pháp hữu hiệu để nâng cao chất lượng bồi dưỡng.

Cùng với cơ sở lý luận ở Chương 1, cơ sở thực tiễn ở Chương 2 sẽ là căn cứ khoa học để tôi đề xuất các biện pháp quản lý ở chương 3.

CHƯƠNG 3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG

TRUNG HỌC PHỔ THƠNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH

3.1. Ngun tắc đề xuất các biện pháp quản lý

Nguyên tắc quản lý giáo dục là những luận điểm cơ bản, những tiêu chuẩn, quy tắc nền tảng đòi hỏi chủ thể quản lý phải tuân theo khi tiến hành hoạt động quản lý nhằm đạt được mục tiêu giáo dục đề ra. Việc xây dựng các biện pháp quản lý không thể tùy tiện, tự phát hay dựa vào những kinh nghiệm sẵn có mà phải dựa trên những luận điểm cơ bản về QLGD. Các biện pháp đề xuất phải đảm bảo các nguyên tắc sau đây:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)