Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

2.5.6. Thực trạng quản lý công tác kiểm tra đánh giá hoạt động bồ

dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý

Công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện bồi dưỡng đã được Sở Giáo dục và Đào tạo quan tâm thực hiện. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra hoạt động bồi dưỡng, giám sát thực hiện kế hoạch bồi dưỡng diễn ra khơng liên tục nên ít có tác dụng thúc đẩy nỗ lực đội ngũ CBQL, đồng thời không kịp điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp với nhu cầu bồi dưỡng trước mắt và lâu dài.

Bên cạnh đó, việc đánh giá chuẩn Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng chủ yếu chú trọng đến việc ghi điểm đánh giá mà chưa chú trọng việc kiểm tra, đối chiếu các nguồn minh chứng, chưa quan tâm đánh giá những điểm mạnh, điểm yếu của từng CBQL để chỉ ra hướng khắc phục nhược điểm, phát huy ưu điểm của từng CBQL. Như vậy, trên thực tế việc vận dụng CNN vào đánh giá, xếp loại CBQL ở tỉnh Bình Định chưa thực sự tác động sâu sắc đến việc đầy mạnh hoạt động bồi dưỡng CBQL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp.

Về sử dụng kết quả đánh giá, các trường THPT đã duy trì chế độ báo cáo kết quả thực hiện về Sở Giáo dục và Đào tạo. Kết quả đánh giá đã được sử dụng để xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng đội ngũ CBQL.

Bảng 2.19. Ý kiến của CBQL về hình thức đánh giá CBQL theo Chuẩn ( n = 166)

Hình thức kiểm tra đánh giá

Mức độ X Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Khơng phù hợp CBQL tự đánh giá 121 45 0 0 2,73 2

Tập thể giáo viên, nhân viên

đánh giá 91 42 33 0 2,35 4

Các đoàn thể đánh giá 86 57 23 0 2,38 3

Tuy nhiên, khi khảo sát cho thấy việc xây dựng kế hoạch BD CBQL chưa thực sự dựa trên kết quả đánh giá xếp loại, vì vậy chưa đáp ứng được nhu cầu trước mắt và lâu dài để CBQL phát triển năng lực nghề nghiệp đáp ứng chuẩn. Đội ngũ CBQL cũng chưa có ý thức dựa trên những nhận xét đánh giá chuẩn để xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng, phát huy điểm mạnh và khắc phục những điểm yếu của mình. Kết quả đánh giá theo chuẩn vẫn chưa được sử dụng để đánh giá thi đua, xét nâng lương, nâng ngạch, xét quy hoạch, bổ nhiệm ...Chính vì thế kết quả đánh giá xếp loại theo Chuẩn chưa được sử dụng để thúc đẩy hoạt động bồi dưỡng CBQL có chất lượng hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 73 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)