Về trình độ đào tạo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 51 - 55)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng đội ngũ cán bộ quản lý các trường Trung học phổ thông

2.3.2. Về trình độ đào tạo

Sự chuyển biến về trình độ đào tạo là sự chuyển biến thuận lợi cho đội ngũ cán bộ quản lý trong những năm tiếp theo. Thực hiện chiến lược phát

triển giáo dục và đào tạo, công tác đào tạo, bồi dưỡng chuẩn hóa và nâng chuẩn cho đội ngũ CBQL được quan tâm thường xuyên.

Trong những năm qua, ngành GD&ĐT tỉnh Bình Định rất chú trọng đến cơng tác nâng cao trình độ chun mơn, lý luận chính trị và năng lực quản lý nhà trường cho đội ngũ CBQL đảm bảo về chất lượng đáp ứng yêu cầu thực hiện nâng cao chất lượng giáo dục trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế; nổi bật là:

+ Phối hợp với Trường Đại học sư phạm Hà Nội tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho 2.169 cán bộ quản lý, giáo viên của các trường THPT và trung tâm Giáo dục thường xuyên. Trung tâm GDTX tỉnh liên kết với các trường Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng, Đại học Luật Tp. HCM ... tổ chức các khóa đào tạo theo hình thức vừa làm vừa học, các lớp đào tạo từ xa và mở các lớp bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ.

+ Phối hợp với Trường Cán bộ quản lý Giáo dục thành phố Hồ Chí Minh mở lớp bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý cho 100 hiệu trưởng, phó hiệu trưởng

+ Phối hợp với Trường Chính trị tỉnh mở 01 lớp Trung cấp chính trị cho cán bộ quản lý

+ Phối hợp với Trường Quân sự địa phương mở 01 lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng cho cán bộ quản lý

* Trình độ chun mơn của cán bộ quản lý các trường THPT

Bảng 2.3. Trình độ chun mơn, quản lý của CBQL các THPT tỉnh Bình Định

Chức vụ

Trình độ chun mơn

Được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý

GD Đại học Sau Đại học

SL %

SL % SL %

Hiệu trưởng 29 64,4% 16 35,6% 45 100%

Phó Hiệu trưởng 52 64,2% 29 35,8% 53 65,4%

Đến thời điểm khảo sát đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Định có 126 người và đạt trình độ ĐH trở lên. Trong đó có 45 hiệu trưởng (29 người có trình độ ĐH, 16 người có trình độ thạc sỹ); phó hiệu trưởng 81 người (52 người có trình độ ĐH, 29 người).

Trên phương diện tổng thể, trình độ chun mơn của một số CBQL chưa cao so với đội ngũ giáo viên nên cịn gặp nhiều khó khăn trong cơng tác quản lý. Thực tế CBQL trước tiên phải là những cán bộ giỏi về chuyên mơn, nếu CBQL có trình độ chun mơn chưa cao hơn giáo viên thì sức thuyết phục và hiệu lực quản lý sẽ có những hạn chế nhất định. Đây là một vấn đề hết sức nhạy cảm, cần được quan tâm đúng mức.

* Trình độ ngoại ngữ, tin học:

Trình độ ngoại ngữ và tin học của cán bộ quản lý trong tồn ngành chủ yếu là trình độ A và trình độ B, điều này cần phải đào tạo, bồi dưỡng để nâng cao trình độ phục vụ cho cơng tác quản lý và ứng dụng công nghệ thông tin trong nhà trường hiện nay. Nhiều người đã có trình độ đạt được yêu cầu nhưng áp dụng vào thực tế chưa được đúng thực chất.

Nguyên nhân chủ yếu về trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL các trường THPT cịn thấp vì thực tế khi bổ nhiệm CBQL chưa quan tâm đến tiêu chí này, hay nói cách khác, ngoại ngữ và tin học chưa phải là một tiêu chuẩn để xem xét khi đề bạt CBQL mà chỉ là điều kiện cần đảm bảo tiêu chuẩn.

Bảng 2.4. Trình độ ngoại ngữ, tin học của CBQL các trường THPT

Chức vụ Ngoại ngữ Tin học

SL % SL %

Hiệu trưởng 45 35,7% 45 35,7%

Phó Hiệu trưởng 81 64,3% 81 64,3%

Tổng cộng 126 100% 126 100%

Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và khi Việt Nam đã là thành viên chính của các tổ chức thương mại APEC ASEAN, WTO, ASEM... thì trình độ ngoại ngữ, tin học là một u cầu khơng kém phần quan trọng, nó là điều kiện để CBQLGD nghiên cứu tài liệu, giao tiếp, học tập, tham quan, trao đổi kinh nghiệm với đối tác nước ngồi. Vì vậy, để đáp ứng u cầu nhiệm vụ mới, đáp ứng yêu cầu CNN, ngoài nỗ lực của bản thân CBQL còn đòi hỏi các cấp lãnh đạo phải có những chính sách khuyến khích, tạo điều kiện cho CBQL được đi học để nâng cao trình độ ngoại ngữ, tin học; đồng thời tạo môi trường thuận lợi để CBQL các trường THPT có thể sử dụng và khai thác CNTT và ngoại ngữ một cách thường xun.

* Trình độ chính trị:

Bảng 2.5. Trình độ lý luận chính trị của CBQL các trường THPT Chức vụ

Sơ cấp Trung cấp Cao cấp

SL % SL % SL %

Hiệu trưởng 6 4,8% 30 23,8% 9 7,1%

Phó Hiệu trưởng 28 22,2% 49 38,9% 4 3,2%

Tổng cộng 34 27,0% 79 62,7% 13 10,3%

(Nguồn: Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bình Định- tháng 6/2017)

Qua thống kê trên, trình độ lý luận chính trị của đội ngũ CBQL ở các trường THPT tỉnh Bình Định chủ yếu là trung cấp, cao cấp chỉ đạt 10,3%.

Khi trình độ lý luận chính trị của CBQL được bồi dưỡng căn bản, có hệ thống họ sẽ dễ dàng tiếp thu và vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước cũng như chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nhất là phương pháp tư duy biện chứng vào giải quyết công tác quản lý hàng ngày, nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý nhà trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 51 - 55)