Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 63)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường

2.4.1. Thực trạng thực hiện mục tiêu bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản

trường Trung học phổ thông

Kết quả khảo sát về mức độ nhận thức và mức độ thực hiện các mục tiêu của công tác bồi dưỡng CBQL trong thời gian qua thu được kết quả như sau:

Bảng 2.8. Đánh giá nhận thức về các mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng CBQL (CBQL: n=126)

Mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng CBQL Mức độ nhận thức Tổng điểm X Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Không phù hợp

Củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn và năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL

107 19 0 0 359 2,85 1

Giúp CBQL đáp ứng chuẩn và nâng chuẩn nhằm thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển xã hội

103 18 5 0 350 2,78 2

Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo

đức lối sống cho đội ngũ CBQL 65 43 18 0 299 2,37 3 Nâng cao ý thức, khả năng tự học,

Với kết quả nghiên cứu cho thấy, có 2 mục tiêu của cơng tác bồi dưỡng được đánh giá ở mức rất phù hợp và phù hợp với điểm trung bình cộng >2,5. CBQL các trường THPT đều có nhận thức về mức độ phù hợp của hoạt động bồi dưỡng CBQL ở mục tiêu “Củng cố, nâng cao kiến thức chuyên môn, năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL” và “Giúp CBQL đáp ứng chuẩn và nâng chuẩn nhằm thích ứng với yêu cầu đổi mới giáo dục và phát triển xã hội”.

Tuy nhiên, hai mục tiêu “Nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ CBQL” và “Nâng cao ý thức khả năng tự học, tự bồi dưỡng của CBQL” chưa được đội ngũ CBQL nhận thức đúng đắn với điểm trung bình cộng <2,5, tức là ít phù hợp.

Điều đó một số CBQL lý giải rằng, việc bồi dưỡng là nhằm giúp cho bản thân CBQL bổ sung kiến thức mà nhất là nâng cao tay nghề mới là điều quan trọng và như vậy là đủ.

Như vậy, CBQL chưa nhận thức đúng về mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng. Đối với các nhà quản lý, khi không xác định rõ mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng đội ngũ CBQL sẽ không thể đề ra được các giải pháp phù hợp để quản lý hoạt động bồi dưỡng.

2.4.2. Thực trạng nội dung, chương trình bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thơng

Nhìn vào bảng số liệu có thể đánh giá mức độ thực hiện các nội dung bồi dưỡng CBQL trên địa bàn tỉnh Bình Định. Hai nội dung được đánh giá diễn ra thường xuyên và xếp thứ tự 1 và 2 là “Tự bồi dưỡng của CBQL” và “Bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề”. Đáng quan tâm hơn là nội dung “Bồi dưỡng các lĩnh vực CNN” được đánh giá thấp nhất với điểm trung bình cộng 2,46, xếp vị trí thứ 4.

Bảng 2.9. Đánh giá của CBQL về nội dung bồi dưỡng đội ngũ CBQL các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bình Định (CBQL: n=126)

Nội dung bồi dưỡng

Mức độ X Thứ bậc Thường xuyên Đôi khi Chưa bao giờ

Bồi dưỡng thường xuyên 93 33 0 2,73 2

Bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề 73 53 0 2,57 3

Bồi dưỡng các lĩnh vực CNN 59 67 0 2,46 4

Tự bồi dưỡng của CBQL 105 21 0 2,83 1

Các ý kiến cho rằng, nội dung bồi dưỡng theo CNN cho đội ngũ CBQL các trường THPT chưa được quan tâm.

Để nắm bắt rõ ràng và chi tiết hơn thực trạng triển khai bồi dưỡng CBQL trên địa bàn tỉnh Bình Định, cần tìm hiểu cụ thể từng nội dung. Đó là:

2.4.2.1. Bồi dưỡng thường xuyên

* Đối với chương trình BDTX do Bộ GD&ĐT quy định

Thực hiện Thông tư 26/2012/TT-BGDĐT ngày 17/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế BDTX mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức bồi dưỡng thường xuyên cho đội ngũ CBQL và GV theo nội dung bồi dưỡng do Bộ GD&ĐT quy định cụ thể theo từng năm học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học theo cấp học.

Bảng 2.10. Nhận xét về bồi dưỡng CBQL theo chương trình BDTX của Bộ GD&ĐT (CBQL: n=126; CBCC Sở GD&ĐT: n=40) Đối tượng Mức độ đánh giá Tốt Khá Trung bình Khơng có ý kiến SL % SL % SL % SL % CBQL (n=126) 43 34,1% 54 42,9% 29 23% 0 0 CBCC (n=40) 21 52,5% 10 25% 9 22,5% 0 0

Qua kết quả khảo sát thực tế cho thấy, việc bồi dưỡng CBQL theo chương trình BDTX của Bộ GD&ĐT được Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Định thực hiện đã được phần lớn CBQL cho rằng khá, tốt. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng các lớp bồi dưỡng cịn nhiều hạn chế, hình thức tổ chức dạy học và nội dung chương trình cịn nặng về lý thuyết chưa đi sâu vào thực tiễn, chưa chú ý đến việc bồi dưỡng nâng cao kiến thức theo yêu cầu của CNN. Vì vậy, so với nội dung của CNN, nội dung bồi dưỡng thường xuyên chưa đủ đáp ứng.

* Đối với chương trình BDTX của Sở Giáo dục và Đào tạo

Do Sở Giáo dục và Đào tạo quy định cụ thể theo từng năm học nhằm đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ phát triển giáo dục địa phương (bao gồm

cả nội dung bồi dưỡng do các dự án thực hiện).

Bảng 2.11. Nhận xét về bồi dưỡng CBQL theo chương trình BDTX của Sở GD&ĐT (CBQL: n=126; CBCC Sở GD&ĐT: n=40)

Đối tượng

Mức độ đánh giá

Tốt Khá Trung bình Khơng có ý kiến

SL % SL % SL % SL %

CBQL

(n=126) 73 57,9 45 35,7 8 6,4 0 0

CBCC (n=40) 28 70% 12 30% 0 0 0 0

Kết quả khảo sát cho thấy, việc bồi dưỡng CBQL và GV hàng năm do Sở GD&ĐT thực hiện theo nhu cầu của địa phương được đánh giá rất tốt, đa số CBQL cho rằng chương trình bồi dưỡng theo nhu cầu địa phương đã đáp ứng được nhu cầu thực tiễn giáo dục của địa phương.

2.4.2.2. Bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề

Dựa trên tình hình thực tế đội ngũ CBQL các trường THPT, hàng năm Sở GD&ĐT lên kế hoạch và tổ chức tập huấn bồi dưỡng theo các chuyên đề nâng cao như: nâng cao năng lực quản lý cho đội ngũ CBQL các trường THPT, bồi dưỡng nâng cao trình độ cơng nghệ thơng tin (CNTT) trong quản lý nhà trường thông qua quản lý văn phòng điện tử, công tác thi đua- khen thưởng, công tác kiểm định chất lượng, cơng tác quản lý tài chính,...

Bồi dưỡng nâng cao theo chuyên đề, CBQL được nâng cao về kiến thức, trình độ chun mơn nghiệp vụ và năng lực quản lý nhà trường góp phần nâng cao quản lý nhà trường hiệu quả.

2.4.2.3. Bồi dưỡng theo lĩnh vực của Chuẩn nghề nghiệp

* Lĩnh vực phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống

Các trường đã chú trọng bồi dưỡng tư tưởng, chính trị cho đội ngũ CBQL và GV, quán triệt sâu sắc các Nghị quyết của Đảng. Thực hiện tốt việc “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo”, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục– đào tạo”,...

* Lĩnh vực kiến thức

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức cho CBQL và GV tham dự lớp bồi dưỡng chính trị tập trung 01-02 ngày học tập các văn bản chỉ đạo về giáo dục của các cấp QLGD, các văn bản chỉ đạo, các nghị quyết liên quan đến giáo dục của địa phương vào đầu năm học, còn các nội dung khác thuộc lĩnh vực này chưa được Sở quan tâm bồi dưỡng. Trong đó tập trung triển khai Chương trình hành động của Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 BCH Trung ương khóa XI về “Đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục – đào tạo”, Chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về nhiệm vụ trọng tâm từng năm học, ...

* Lĩnh vực kỹ năng

Thông qua các hoạt động chuyên môn, các cấp QLGD từ Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đến các trường THPT bồi dưỡng các kỹ năng sư phạm và kỹ năng quản lý cho đội ngũ CBQL: tổ chức Hội giảng, xây dựng ma trận đề, quản lý hệ thống trường học kết nối, xây dựng chiến lược phát triển nhà trường, xây dựng kế hoạch năm học, sử dụng các phần mềm thống kê nhân sự, quản lý chất lượng dạy học, quản lý tài chính, quản lý tổ chun mơn, xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008.

Tuy nhiên, đối với việc bồi dưỡng đội ngũ CBQL đáp ứng chuẩn nghề nghiệp (CNN) thì chưa được quan tâm.

Bảng 2.12. Khảo sát nhu cầu nội dung bồi dưỡng của đội ngũ CBQL các trường THPT đáp ứng CNN (n=126)

Nội dung lĩnh vực bồi dưỡng

Mức độ X Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Về chính trị tư tưởng, phẩm chất đạo đức nhà giáo 95 31 0 2,75 2

Về kiến thức chuyên môn và

nghiệp vụ sư phạm 87 39 0 2,69 3

Năng lực quản lý 108 18 0 2,86 1

Từ kết quả nghiên cứu có thể thấy nhu cầu được bồi dưỡng các nội dung thuộc ba lĩnh vực của CNN là rất cao. Cả ba lĩnh vực đều được hầu hết CBQL đánh giá ở mức độ quan trọng với điểm trung bình >2,5. Hầu hết các ý kiến đều cho rằng BD “năng lực quản lý” và “phẩm chất đạo đức nhà giáo” trong bối cảnh hội nhập quốc tế và phát triển đất nước là rất quan trọng. Đối với đội ngũ nhà giáo nói chung và CBQL nói riêng, yêu cầu cốt yếu đầu tiên là nhân cách, phẩm chất đạo đức trong sáng, lối sống giản dị,

tận tụy với nghề, phải luôn là “tấm gương sáng” nên lĩnh vực phẩm chất chính trị cần được bồi dưỡng, vun đắp, nhất là trong thời đại hội nhập quốc tế có nhiều tác động.

Từ những điều trên, có thể khẳng định, nhu cầu học tập, BD của đội ngũ CBQL các trường THPT tỉnh Bình Định là cần thiết. Nếu có phương pháp, hình thức và chế độ phù hợp trong cơng tác bồi dưỡng thì chắc chắn tỉnh Bình Định sẽ có đội ngũ CBQL “vừa hồng vừa chuyên” góp phần vào việc đạt mục tiêu giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 57 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)