Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 71 - 73)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

2.5.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng

quản lý

Hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng chuyên môn và phổ biến kế hoạch này đến từng trường THPT, đồng thời tuyên truyền, khuyến khích, động viên hoạt động tự bồi dưỡng thông qua các phong trào thi đua học tập trong ngành giáo dục.

Vào đầu năm học, mỗi cán bộ quản lý phải xây dựng kế hoạch tự bồi dưỡng của cá nhân cụ thể, chi tiết như: tự xác định mục tiêu, xây dựng nội dung, tự kiểm tra đánh giá ...

Tuy nhiên, để thực hiện tốt hình thức tự BD, người quản lý cần phải cung cấp nội dung, yêu cầu tài liệu để nghiên cứu; định kỳ tổ chức kiểm tra và đánh giá; hàng năm tổ chức tổng kết, rút kinh nghiệm công tác tự BD của mỗi CBQL.

2.5.5. Thực trạng quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý

2.5.5.1. Thực trạng đội ngũ báo cáo viên tham gia bồi dưỡng giáo viên

Hàng năm Sở Giáo dục và Đào tạo mời các báo cáo viên có trình độ chun mơn giỏi, có kỹ năng sư phạm tốt và kinh nghiệm trong giảng dạy từ các trường Đại học Quy Nhơn, Đại học Huế, Đại học Sư phạm Hà Nội về tập huấn cho đội ngũ CBQL các trường THPT của tỉnh. Vì vậy thu hút đơng đảo đội ngũ CBQL các trường tham gia bồi dưỡng.

2.5.5.2. Thực trạng cơ sở vật chất, tài chính

Với yêu cầu đổi mới giáo dục, trong khi đẩy mạnh phong trào đổi mới phương pháp dạy học, đa dạng hóa hình thức tổ chức lớp học thì tại các lớp tập huấn phương pháp và hình thức tổ chức chưa được sử dụng linh hoạt. Bên cạnh đó, điều kiện cơ sơ vật chất các lớp học chưa đảo bảo, số lượng học viên trên lớp đông không đáp ứng cho việc đổi mới. Kinh phí dành cho công tác

bồi dưỡng chưa nhiều nên chưa tạo động lực trong tập huấn cũng như cho mỗi CBQL tự học, tự bồi dưỡng.

Địa điểm tổ chức bồi dưỡng tập trung đảm bảo các điều kiện về phòng ốc, bàn ghế, ánh sáng, an tồn vệ sinh mơi trường, đầy đủ về phương tiện như tài liệu, máy chiếu, máy tính, thiết bị dùng cho hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân. Tuy nhiên, các điều kiện đảm bảo cho hoạt động BDTX và bồi dưỡng chuẩn hóa cịn nhiều thiếu thốn chưa đáp ứng yêu cầu như: chưa có chính sách khen thưởng cho những CBQL có thành tích tốt trong tham gia bồi dưỡng, các điều kiện thiết yếu phục vụ công tác bồi dưỡng cũng rất hạn chế.

Bảng 2.18.Ý kiến của CBQL về nguồn kinh phí cho bồi dưỡng CBQL các trường THPT (n = 166) Nguồn kinh phí Mức độ X Thứ bậc Rất phù hợp Phù hợp Ít phù hợp Khơng phù hợp Kinh phí của tỉnh (Sở) dành

riêng cho công tác BD 140 26 0 0 2,84 1

Các trường cân đối trong kinh

phí được cấp 104 32 30 0 2,45 2

Các trường tự lo bằng nguồn

khác 86 24 56 0 2,18 3

Qua phỏng vấn, một số ý kiến cho rằng để công tác BD đạt hiệu quả cần đảm bảo các điều kiện: báo cáo viên phải có năng lực tổ chức tốt, đưa ra các tình huống phải sát với thực tiễn và được thực hành; lãnh đạo quản lý tốt việc bồi dưỡng, đánh giá công bằng kết quả bồi dưỡng và có chính sách khen thưởng kịp thời; sử dụng kết quả xếp loại theo chuẩn nghề nghiệp hợp lý.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)