Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.4. Biện pháp 4: Đổi mới kiểm tra, đánh giá công tác bồi dưỡng

3.2.4.1. Mục đích và ý nghĩa

Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng có ảnh hưởng quyết định đến hiệu quả và chất lượng của việc phát triển đội ngũ CBQL. Trên cơ sở đánh giá cán bộ một cách chính xác, cơ quan lãnh đạo mới có thể bố trí, sử dụng cán bộ đúng người, đúng việc; căn cứ kết quả đánh giá mới có thể lập quy hoạch, tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đúng mục đích đề ra.

Tăng cường kiểm tra, đánh giá ở tất cả các khâu từ việc khảo sát thực trạng, xác định nội dung hình thức BD, lập kế hoạch và tiến hành thực hiện kế hoạch nhằm làm cho hoạt động BD đội ngũ CBQL được tiến hành nghiêm túc, thực hiện đúng mục tiêu đề ra.

Thông qua đánh giá, giúp người quản lý nắm được thực chất năng lực nghề nghiệp của đội ngũ CBQL. Trên cơ sở đó, có kế hoạch bố trí, sử dụng và tiếp tục BD CBQL ngày càng đáp ứng CNN. Đánh giá, tự đánh giá và xếp loại cán bộ theo CNN góp phần tích cực trong việc quản lý BD CBQL đáp ứng CNN.

3.2.4.2. Nội dung

* Kiểm tra, đánh giá hoạt động BD CBQL

Thành lập Ban chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá BD CBQL theo CNN.

Xây dựng kế hoạch kiểm tra BD CBQL theo chuẩn với những nội dung cụ thể, hình thức kiểm tra phong phú đa dạng và trong nhiều thời điểm khác nhau của một chu kỳ, hàng năm. Phân công công việc cụ thể cho từng thành viên trong Ban, định rõ sản phẩm của từng loại công việc.

Công khai kế hoạch kiểm tra trong toàn cơ quan gồm nội dung kiểm tra, thời gian kiểm tra, đối tượng kiểm tra và đối tượng được kiểm tra ngay từ đầu năm học, đầu các đợt kiểm tra định kì.

Kiểm tra đánh giá toàn bộ quá trình BD CBQL từ lúc xây dựng kế hoạch BD; tổ chức thực hiện; quản lý BD; nội dung, hình thức BD đến kiểm tra, đánh giá CBQL trước, trong và sau quá trình BD.

Nguyên tắc kiểm tra, đánh giá: Phải đảm bảo tính chính xác, cơng khai, khách quan, phát huy được tối đa tinh thần tự giác, tích cực, chủ động sáng tạo, ý chí vươn lên của đội ngũ. Người kiểm tra phải vơ tư, khách quan đứng trên mục đích chung, khéo léo trong phát hiện tồn tại và góp ý khắc phục.

Phương pháp kiểm tra, đánh giá: Có thể sử dụng phương pháp phỏng vấn, tọa đàm, nghe báo cáo. Phản ánh của đối tượng được kiểm tra, của các thành phần có liên quan hoặc trực tiếp xem xét công việc của CBQL. Phương pháp kiểm tra phải phát huy được những ưu điểm, sửa chữa những khuyết điểm, đồng thời đánh giá chất lượng, hiệu quả của hoạt động BD CBQL.

Thời gian kiểm tra, đánh giá: Tối thiểu mỗi CBQL phải được kiểm tra ít nhất một lần/học kì/năm với thời điểm kiểm tra đảm bảo hợp lí và khoa học. Trang bị, phương tiện và công cụ kiểm tra: Để công tác kiểm tra có hiệu quả tối ưu, cần trang bị những công cụ và phương tiện kiểm tra như: hệ thống văn bản pháp quy về nội dung BD CBQL; các quyết định, quy định, các văn bản hướng dẫn, các biểu mẫu,… Người kiểm tra nắm vững công tác kiểm tra (xác định, đánh giá đúng đối tượng, quy trình tiến hành kiểm tra); nắm vững chuyên môn nghiệp vụ (đặc trưng của từng bộ môn, phương pháp quản lý,…)

Thu thập thông tin đánh giá thường xuyên qua nhiều chiều và nhiều đối tượng khác nhau: cán bộ quản lý cấp Sở, cấp trường, CBQL trực tiếp tham dự BD, giảng viên tham gia dạy BD; đánh giá về giảng viên, về học viên, về cách tổ chức BD, về tài liệu BD, CSVC phục vụ cho BD… Từ kế hoạch BD hướng tới mục tiêu nâng cao năng lực nghề nghiệp cho CBQL theo CNN đã quy định.

Lập hồ sơ theo dõi quá trình tham gia BD vào việc tổ chức các hoạt động sư phạm. Theo dõi sát những biến động và tồn bộ q trình cơng tác

của CBQL để kịp thời định hướng, động viên, khích lệ, thúc đẩy họ nỗ lực vươn lên tích cực BD và tự BD.

* Đánh giá cán bộ theo Chuẩn nghề nghiệp cán bộ quản lý

Nội dung đánh giá, xếp loại CBQL dựa theo CNN, được ban hành theo Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 của Bộ GD&ĐT quy định chuẩn hiệu trưởng trương trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

Hàng năm, vào cuối năm học, các trường tổ chức đánh giá, xếp loại CBQL được tiến hành theo các bước:

CBQL tự đánh giá theo nội dung từng lĩnh vực và tự xếp loại theo tiêu chuẩn đã được quy định;

Toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường tham gia góp ý và ghi nhận xét bản tự đánh giá của CBQL.

Cấp trên thực hiện đánh giá, xếp loại: Xem xét kết quả tự đánh giá, xếp loại của CBQL và những ý kiến đóng góp của tập thể sư phạm nhà trường, khi cần thiết, có thể tham khảo thơng tin phản hồi từ tập thể lãnh đạo, đại diện Chi bộ, Cơng đồn, Chi đoàn... để đánh giá, xếp loại phù hợp với từng CBQL. Nhận xét, đánh giá và xếp loại vào phiếu đánh giá của mội CBQL. Công khai kết quả đánh giá CBQL trước tập thể nhà trường.

Trong trường hợp chưa đồng ý với kết luận của lãnh đạo, CBQL có quyền khiếu nại để cơ quan có thẩm quyền tổ chức khảo sát, kiểm tra và đánh giá lại. Lãnh đạo cơ quan quyết định những trường hợp cụ thể và chịu trách nhiệm về

Việc đánh giá, xếp loại CBQL cần được thu thập từ nguồn thơng tin đa chiều, điều đó sẽ phản ánh chân thực, khách quan năng lực nghề nghiệp của CBQL. Quá trình đánh giá phải đảm bảo đúng các chức năng và yêu cầu của đánh giá trong giáo dục. Chú trọng quan tâm đến việc đối chiếu các minh

chứng và đưa ra những nhận xét cụ thể rõ ràng, đánh giá đúng mặt mạnh, mặt yếu, vừa định hướng phát triển cho CBQL tiếp tục phấn đấu. Kết quả đánh giá, xếp loại CBQL phải có tác dụng phân loại, làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo.

Kết quả đánh giá xếp loại CBQL theo chuẩn cần được sử dụng hợp lí nhằm thúc đẩy hoạt động BD đạt hiệu quả cao. Kết quả đánh giá là nguồn cung cấp những thông tin để xây dựng và thực hiện các chính sách đối với cán bộ; là căn cứ để nhà quản lý và cán bộ xây dựng chương trình đào tạo, BD, tự BD trong thời gian tiếp theo; cung cấp những thông tin để xét quy hoạch, bổ nhiệm, cử đi đào tạo, BD; nhà quản lý và CBQL xác định chính xác, khách quan mức độ năng lực nghề nghiệp của CBQL tại thời điểm đánh giá.

* Sử dụng kết quả đánh giá

Kết quả đánh giá CBQL được sử dụng như sau:

CBQL: Từ kết quả đánh giá, mỗi CBQL phải lập kế hoạch tự rèn luyện, tự BD, phát huy tính chủ động, độc lập, sáng tạo, phối hợp nhịp nhàng giữa nỗ lực của bản thân và những hỗ trợ, giúp đỡ của tập thể để bổ sung những tiêu chí, những năng lực còn khiếm khuyết, phát huy những mặt mạnh về năng lực nghề nghiệp.

Sở GD&ĐT: Căn cứ kết quả đánh giá, xếp loại cán bộ, tham mưu với UBND tỉnh xây dựng quy hoạch đào tạo, BD. Sử dụng có hiệu quả đội ngũ CBQL; đề xuất chế độ, chính sách đối với CBQL được đánh giá tốt về năng lực nghề nghiệp.

3.2.4.3. Lưu ý thực hiện

Kế hoạch kiểm tra giám sát, đánh giá phải đươc xây dựng song song và đồng bộ với kế hoạch BD CBQL theo chuẩn; công cụ đánh giá cụ thể, hệ thống minh chứng rõ ràng. Qua kiểm tra, phải so sánh, đánh giá được kết quả vừa đạt với những mục tiêu, tiêu chí đã để ra.

Cần phối kết hợp chặt chẽ giữa Ban chỉ đạo và kiểm tra giám sát, bộ phận chuyên môn, thanh tra trong hoạt động này, đồng thời cần phân công, phân nhiêm cụ thể, rõ ràng để mọi thành viên phải nêu cao tinh thần trách nhiệm.

Những người đánh giá nhất thiết phải nắm chắc phương pháp, quy trình, cơng cụ đánh giá xếp loại CB theo chuẩn. Lãnh đạo đánh giá CBQL theo chuẩn phải là người vững vàng về kiến thức, kĩ năng chuyên môn, nghiệp vụ cần có, am hiểu về kiến thức xã hội và nhân văn.

Người đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn phải hết sức công bằng, khách quan, vơ tư, khơng được máy móc và định kiến với người được đánh giá. Khi đánh giá, phải tuân thủ tuyệt đối theo các chức năng và yêu cầu của đánh giá trong giáo dục.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 91 - 95)