8. Cấu trúc luận văn
1.6.2. Trình độ, kinh nghiệm và nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lý
Nhìn chung, đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT hiện nay đáp ứng đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu và đảm bảo về chất lượng. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận cán bộ quản lý làm việc dựa vào kinh nghiệm cá nhân, trong công tác tham mưu và thực thi công vụ của một bộ phận cán bộ quản lý còn nhiều bất cập, năng lực quản lý nhà trường chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ giáo dục trong thời kỳ mới. Vì vậy, để đội ngũ CBQL đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định, trước hết mỗi CBQL phải nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc nâng cao năng lực của đội ngũ CBQL trong bối cảnh đổi mới căn bản và tồn diện giáo dục nói chung và giáo dục THPT nói riêng. Từ đó, mỗi CBQL sẽ tự học tập, nghiên cứu và rèn luyện để trang bị cho chính họ đủ điều kiện về trình độ đào tạo, năng lực quản lý theo Chuẩn, giúp cho công tác đào tạo, bồi dưỡng của cơ quan quản lý giáo dục có chất lượng và hiệu quả hơn.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 1
Chương 1 đã làm sáng tỏ cơ sở lý luận về quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý trường Trung học phổ thơng, trong đó đã đề cập đến những nội dung cơ bản: khái niệm quản lý, QLGD, quản lý hoạt động bồi dưỡng, vai trị và vị trí giáo dục THPT trong hệ thống giáo dục quốc dân, các yêu cầu đối với đội ngũ cán bộ quản lý THPT trong giai đoạn hiện nay…Đây là định hướng khảo sát, đánh giá thực trạng, đề xuất biện pháp quản lý công tác bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn nghiên cứu..
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ QUẢN LÝ CÁC TRƯỜNG
TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH ĐỊNH