Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

8. Cấu trúc luận văn

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý

3.2.1. Biện pháp 1: Tổ chức các hoạt động nâng cao nhận thức cho

bộ quản lý về công tác bồi dưỡng

Nhận thức là cơ sở của thái độ và hành vi, là nền tảng hình thành nên mọi suy nghĩ và niềm tin thúc đẩy hành động. Nếu nhận thức đúng, hành động đúng, còn nếu nhận thức sai, hành động sẽ sai và có thể dẫn đến hậu quả. Trong các biện pháp về quản lý, việc nâng cao nhận thức cho chủ thể quản lý, đối tượng được quản lý là tối quan trọng. Đây là biện pháp phát huy nhân tố con người, tôn trọng con người, giúp con người nâng cao nhận thức để định hướng hành động một cách tự giác và đúng hướng, tạo sự tương tác tích cực giữa chủ thể quản lý và đối tượng quản lý, biến chủ thể bị quản lý thành chủ thể quản lý, tự giác thực hiện kế hoạch đề ra và tự kiểm tra việc thực hiện kế hoạch đó.

3.2.1.1. Mục đích và ý nghĩa

Giúp CBQL các trường THPT thấm nhuần chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cũng như các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của ngành về bồi dưỡng và phát triển đội ngũ nhà giáo.

Làm cho CBQL nhận thức rõ vai trị, vị trí, những yêu cầu đặt ra đối với người CBQL trong giai đoạn hiện nay, thấy rõ tầm quan trọng của việc nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm, đó là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục trong nhà trường. Từ nhận thức đó CBQL tự giác, tự quản quá trình BD.

Biện pháp nâng cao nhận thức có vai trị rất quan trọng. Vì muốn thay đổi hành động trước hết phải thay đổi nhận thức. Như vậy, Sở Giáo dục và Đào tạo phải có những biện pháp giúp đội ngũ CBQL nhận thức được việc tự học, tự bồi dưỡng để nâng cao trình độ nghề nghiệp là việc làm thường xuyên trong suốt cả cuộc đời, đặc biệt là trong công cuộc đổi mới giáo dục hiện nay.

3.2.1.2. Nội dung

Phổ biến, quán triệt đầy đủ các chủ trương, giải pháp giáo dục, các văn bản pháp quy, các hướng dẫn của Bộ GT&ĐT, Sở GD&ĐT để đội ngũ CBQL thấy rõ vai trị của mình trong việc quyết định chất lượng giáo dục, thực trạng, những ưu điểm cũng như những yếu kém về chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT hiện nay cần phải khắc phục.

Tiếp tục tổ chức học tập và thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, các cuộc vận động “Mỗi thầy, cơ giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”; cuộc vận động “Hai không” và phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”.

Triển khai các Chương trình hành động, các kế hoạch của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT về việc thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4/11/2013 “Về đổi mới căn bản, tồn diện GD&ĐT, đáp ứng u cầu cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” qua các hành động cụ thể, tổ chức Hội thảo góp ý xây dựng kế hoạch và chương trình hành động qua

nhà trường, thảo luận vai trò của nhà giáo trong công cuộc “Đổi mới giáo dục” nhằm nâng cao ý thức tham gia học tập, bồi dưỡng”.

Tổ chức tập trung bồi dưỡng theo Thông tư số 26/2012/TT-BGDĐT ngày 10/7/2012 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên; Thông tư số 27/2015/TT-BGDĐT ngày 30/10/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc Ban hành Chương trình bồi dưỡng thường xuyên cán bộ quản lý trường THCS, trường THPT và trường phổ thơng có nhiều cấp học.

Tranh thủ sự lãnh đạo, quan tâm của các cấp, nhất là địa phương và phụ huynh trong xây dựng chiến lược phát triển của nhà trường, trong đó, nội dung trọng tâm là nâng cao chất lượng đội ngũ, chất lượng giáo dục.

Tham mưu với Sở GD&ĐT tổ chức BD các yêu cầu về năng lực và phẩm chất CBQL theo quy định tại Thông tư 29/2009/TT-BGDĐT ngày 22/10/2009 Quy định Chuẩn hiệu trưởng trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thơng và trường phổ thơng có nhiều cấp học cho CBQL toàn tỉnh và trong mỗi nhà trường. Khi nghiên cứu, thảo luận cần tập trung vào những vấn đề: Giúp CBQL nắm rõ mục đích ban hành quy định của CNN, căn cứ xây dựng cấu trúc, nội dung của quy định chuẩn, các tiêu chuẩn, tiêu chí của CNN, quy trình và cơng cụ đánh giá, xếp loại CBQL theo chuẩn; Nghiên cứu, thảo luận nội dung quy định chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng với 3 Tiêu chuẩn, 23 tiêu chí. Tìm hiểu các nội dung của mỗi tiêu chí thể hiện yêu cầu về kiến thức chuyên mơn và năng lực quản lý cần có, cần thực hiện của tiêu chí đó; Xây dựng được nguồn minh chứng quy định chung cho từng tiêu chí, phù hợp với đặc điểm chung và mang tính đặc thù đối với mỗi nhà trường, đồng thời coi trọng công tác lưu giữ minh chứng và mọi hoạt động phải thể hiện thông qua minh chứng về mức độ đạt được các tiêu chí đã đề ra trong quá trình chuẩn hóa CBQL các trường THPT. CBQL xác định được nguồn minh

chứng, từ đó coi trọng việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng, bảo quản tốt các loại hồ sơ dạy học, sổ sách chuyên môn đã được quy định trong Điều lệ trường THPT và phổ thơng có nhiều cấp học.

Tham mưu Sở GD&ĐT tổ chức các khóa bồi dưỡng năng lực đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng nhằm nâng cao độ tin cậy của kết quả đánh giá. Hiện nay khâu đánh giá được xem là một trong những khâu yếu của hầu hết các trường trong tồn tỉnh vì: việc đánh giá Chuẩn Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng cịn mang tính hình thức, tư tưởng vị nể, ngại va chạm, chưa coi trọng các minh chứng cụ thể của từng Tiêu chí đánh giá.

Tổ chức hội thảo về “Chất lượng đội ngũ nhà giáo và làm thế nào để nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường THPT”, những yêu cầu đặt ra đối với người CBQL nhà trường trong giai đoạn hiện nay và tầm quan trọng của việc bồi dưỡng CBQL theo chuẩn nghề nghiệp.

Hằng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo cần tổ chức hội thảo khoa học về nghiệp vụ quản lý trường học để giúp đội ngũ CBQL các trường THPT có dịp trao đổi, học hỏi, rút kinh nghiệm lẫn nhau, biểu dương khen thưởng và nhân rộng các điển hình tiên tiến trong công tác quản lý nhà trường. Sở Giáo dục và Đào tạo cũng cần tổ chức tham quan, học tập thực tế, giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở các đơn vị điển hình, các đơn vị có thành tích nổi bật về mặt cơng tác nào đó ở trong tỉnh hoặc trong nước để bồi dưỡng đội ngũ CBQL. Nếu có điều kiện, tổ chức cho đội ngũ CBQL được tham quan, trao đổi kinh nghiệm ở các nước trong khu vực... Thông qua các hoạt động này, CBQL có thể phối hợp, chia sẻ kinh nghiệm nâng cao năng lực BD. Đây là các học tập hiệu quả và hiệu quả nhất.

3.2.1.3. Lưu ý thực hiện

Cán bộ quản lý phải xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý việc nâng cao trình độ cho đội ngũ CBQL

các trường THPT đáp ứng CNN và các yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Nắm vững các văn bản có liên quan đến việc ban hành CNN, các văn bản, chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo, đồng thời phải có những kiến thức thực tiễn sinh động để trình bày một các thuyết phục, có nhận thức đúng đắn về sự cần thiết phải bồi dưỡng nâng cao năng lực của CBQL trường THPT.

Cán bộ quản lý phải tự xác định vị trí vai trị của mình trong tập thể, từ đó phải tự học, tự bồi dưỡng thường xuyên tu dưỡng bản thân, nâng cao trình độ, thực sự là tấm gương cho giáo viên noi theo. Xây dựng kế hoạch BD nâng cao chất lượng đội ngũ phải bám sát các nội dung, yêu cầu của chuẩn ngay từ đầu năm học và tổ chức triển khai thực hiện.

Thực hiện tốt công tác tham mưu cho Sở Giáo dục và Đào tạo trong việc tổ chức giao lưu, học tập, tham quan giữa các trường trong tỉnh và các nước trong khu vực..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý các trường trung học phổ thông trên địa bàn tỉnh bình định (Trang 79 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)