Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 93)

8. Cấu trúc của luận văn

3.1. Các nguyên tắc đề xuất biện pháp

Cơng tác giáo dục hịa nhập (GDHN) trẻ khuyết tật (TKT) ở các trƣờng mầm non (MN) tại thành phố Quảng Ngãi cịn gặp nhiều khó khăn. Để thực hiện tốt cơng tác, nhà quản lý (QL) cần có các biện pháp phù hợp. Việc đề xuất các biện pháp phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản sau:

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp chế

Cần căn cứ vào đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc, vào kế hoạch, phát triển kinh tế xã hội nói chung và của nghành giáo dục đào tạo nói riêng, đặc biệt là những bộ Luật, chính sách, chiến lƣợc, ... quy định, hƣớng dẫn việc chăm sóc, GDHN cho TKT ở MN để đề xuất các biện pháp phù hợp.

Các biện pháp cần đƣợc định hƣớng trên quan điểm, nhận thức đúng đắn theo chủ chƣơng, đƣờng lối, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về sự nghiệp giáo dục nói chung và cơng tác GDHN cho TKT MN nói riêng. Đồng thời, cần phải căn cứ vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội, điều kiện thực tiễn ở địa phƣơng.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp phải xuất phát trên cơ sở tổng kết từ thực tiễn QL GDHN cho TKT ở các trƣờng MN. Cần phải có sự nắm bắt kịp thời, những sự thay đổi của thực tiễn, từ đó có sự điều chỉnh và đổi mới để có đƣợc các biện pháp QL.

Thực tế cho thấy các trƣờng MN tại thành phố Quảng Ngãi có những đặc điểm khác nhau về tình hình giáo viên, học sinh, điều kiện cơ sở vật chất, và các điều kiện khác hỗ trợ cho hoạt động GDHN cho TKT. Vì vậy, các biện pháp

79

đƣợc đề xuất phải đáp ứng yêu cầu thực tiễn: thực hiện có hiệu quả hoạt động GDHN cho TKT ở các trƣờng MN và áp dụng đƣợc vào thực tiễn của mỗi nhà trƣờng một cách hiệu quả.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ

Nguyên tắc đảm bảo tính đồng bộ này địi hỏi các biện pháp quản lý phải thống nhất với nhau, hỗ trợ bổ sung cho nhau, phát huy đƣợc sức mạnh tổng hợp, tạo nên sự phối hợp nhịp nhàng, tăng sức mạnh của từng biện pháp giúp thực hiện QL công tác GDHN cho TKT ở các trƣờng MN có hiệu quả hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Qua việc khảo sát thực trạng cho thấy, việc QL công tác GDHN cho TKT ở các trƣờng hiện nay đã có những thành tựu nhất định và tác động mạnh mẽ tới việc giúp trẻ hịa nhập và góp phần nâng cao chất lƣợng GDHN của trƣờng. Vì vậy, khi đề xuất các biện pháp, chúng ta cần kế thừa những kết quả đã đạt đƣợc một cách có chọn lọc và thay đổi phù hợp với thực tiễn nhằm đẩy mạnh hiệu quả GDHN.

3.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi của các biện pháp

Nguyên tắc này đòi hỏi, việc đề xuất các biện pháp cần dựa vào tình hình thực tiễn của địa phƣơng, của từng trƣờng mầm non cũng nhƣ dựa trên khả năng và nhu cầu của TKT học hịa nhập để các biện pháp có thể thực hiện đƣợc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý công tác giáo dục hòa nhập cho trẻ khuyết tật ở các trường mầm non trên địa bàn thành phố quảng ngãi, tỉnh quảng ngãi (Trang 92 - 93)